Assassin’s Creed Shadows bị tố tham khảo tình tiết từ tiểu thuyết sai sự thật, Ubisoft đã bị lừa?

Nguyễn Thu Trang
  1. Tác giả cuốn sách này thậm chí còn sửa lại thông tin trên Wikipedia sao cho giống với nội dung trong tác phẩm của mình để lừa mọi người tin rằng những gì anh ta viết là đúng với lịch sử.

    Sau nhiều tranh cãi liên quan đến việc coi thường lịch sử Nhật Bản, mới đây Assassin’s Creed Shadows tiếp tục bị người chơi tố là tham khảo các tình tiết từ một cuốn tiểu sử về Sasuke được cho là “bám sát lịch sử”. Tuy nhiên nội dung của cuốn sách ra mắt vào năm 2019 này bị coi là bịa đặt, do tác giả bày ra để giúp sách của mình bán chạy hơn.

    Không chỉ người chơi Nhật Bản, gần đây Assassin’s Creed Shadows còn nhận về nhiều chỉ trích từ cộng đồng mạng tại đất nước của các samurai – những người thậm chí còn không quan tâm đến game. Nguyên nhân xuất phát từ phát ngôn gây tranh cãi của Thomas Lockley, tác giả cuốn tiểu thuyết mà Ubisoft tham khảo. Theo đó, Lockley cho rằng nô lệ da đen rất phổ biến ở Nhật Bản thời xưa, phát ngôn này ngay lập tức gây ra tranh cãi dữ dội với 20.000 bình luận.

    [​IMG]
    Thomas Lockley và cuốn sách viết về Sasuke của mình

    Nhiều người chơi chỉ ra rằng, Lockley không phải là chuyên gia chuyên ngành lịch sử, chức vụ hiện tại của anh chỉ là phó giáo sư tại trường luật và gần như không có một chút liên quan nào đến lịch sử Nhật Bản. Trong cuốn sách của mình, Lockley trích dẫn nhiều thông tin từ Wikipedia và nói rằng, Yasuke đạt đến sự nổi tiếng chưa từng có tại vùng Kyushu, thậm chí còn gây ra một cơn sốt “nô lệ da đen”. Những gia đình thượng lưu tại địa phương đều lấy việc sở hữu nô lệ da đen làm niềm tự hào.

    Quan điểm này bị nhiều cư dân mạng Nhật Bản cho là một kiểu biện hộ cho việc mua bán nô lệ của người Châu Âu, rằng “người da trắng chúng tôi bán nô lệ vì người Nhật có nhu cầu”. Nhiều người còn lo ngại, nếu phát ngôn sai lệch này lan truyền mạnh mẽ thì vài năm tới, Nhật Bản có thể phải bồi thường cho Châu Phi vì hành vi mua bán nô lệ.

    Đồng thời, theo cư dân mạng Nhật Bản, từ thời Mạc phủ Kamakura (1192—1333), Nhật Bản gần như đã không còn hệ thống nô lệ nữa. Sau khi được Nobunaga mua lại, Yasuke vẫn có thân phận là người tự do chứ không phải nô lệ. Bên cạnh đó, sự hiện diện của Yasuke trong thời đại lịch sử đó không cao và cũng chẳng thể tạo ra “cơn sốt” nào như những gì Lockley viết trong sách của mình.

    [​IMG]
    Chính Lockley đã sử nội dung trên Wikipedia cho giống với sách của mình

    Đáng nói là, người ta phát hiện ra nhiều thông tin khác về Yasuke trên Wikipedia đã liên tục bị thay đổi bởi một người có tên là “Tottoriom”, trùng hợp thay, đây chính là tài khoản của Thomas Lockley. Có vẻ như vị tác giả này đã cố tình làm thế để mọi người tin rằng nội dung trong cuốn sách của mình là đúng với lịch sử.

    Sau sự việc này, một câu hỏi khác được đặt ra cho Ubisoft, phải chăng nhà phát triển này đã quá chủ quan, không thèm tiến hành bất cứ cuộc điều tra xác thực nào mà chỉ dựa vào cuốn tiểu sử do Lockley chấp bút để khăng khăng bảo vệ quan điềm của mình? Bất chấp sự phản đối từ người chơi, Ubisoft vẫn tin rằng Assassin’s Creed Shadows sẽ trở thành một trong những tựa game hot nhất năm 2024, tác phẩm bán chạy nhất từ trước tới nay của hãng.




Share This Page

Tin mới nhất