Bị phụ huynh chỉ trích là nghề khiến đất nước suy thoái, những người làm quán net nói gì?

Khánh Ly
  1. Tất cả những điều ấy có hoàn toàn là do lỗi của game, của những người đưa game trở thành một ngành nghề kinh doanh?

    Mới đây, một chủ đề được đưa ra bàn luận khá sôi nổi trên các diễn đàn dành cho những người kinh doanh nghề net. Đó là lời chỉ trích khá nặng nề của một bậc phụ huynh đã đứng tuổi, cho rằng nghề net làm hỏng thế hệ trẻ và chính là nguyên nhân khiến đất nước suy thoái.

    Nguyên văn lời bình luận ấy như sau:

    “Quán net game làm hỏng hết các cháu nhỏ. Bỏ học bỏ ăn. Có những cháu người chỉ còn da bọc xương. Nhà nước phải có biện pháp chứ không thì đất nước sẽ đi xuống và suy thoái”.

    [​IMG]



    Ngay sau khi được chia sẻ, lời bình luận này gần như ngay lập tức tạo một làn sóng tranh luận dữ dỗi trong cộng đồng những người kinh doanh net.

    Chắc hẳn bất cứa ai đã và đang làm ngề này đều chẳng còn quá lạ lẫm gì trước những phản ứng này từ phía dư luận, nhất là các bậc phụ huynh. Đúng là “làm dâu trăm họ”. Thế nhưng, cùng là phục vụ nhu cầu của con người như bất kỳ một ngành dịch vụ nào khác như vận tải, ăn uống, du lịch, vậy mà những ông chủ đáng thương của chúng ta lại luôn luôn phải đối mặt với nhiều sức ép, từ cách nhìn có phần phiến diện của xã hội, cho tới những vị khách “chẳng ai muốn tiếp”.

    Người ta định kiến về game bao nhiêu, thì lại càng định kiến về nghề làm net hơn bấy nhiêu. Dễ hiểu thôi, với hầu hết các bậc phụ huynh thì quán net chính là cái ổ khởi nguồn và quy tụ của biết bao thói hư tật xấu “trên trời dưới bể”.

    [​IMG]


    Quản con không được, con lười học, trốn học chơi game, học hành sa sút… đều mặc nhiên khép tội rằng… từ quán nét mà ra.

    Những mâu thuẫn trên âu cũng là chuyện thường thấy như cơm bữa. Thế nhưng trước những chỉ trích có phần nặng nề thái quá của bậc phụ huynh trong chia sẻ trên không khỏi khiến nhiều người trong nghề “phẫn nộ” khi tự trọng nghề nghiệp bị đụng chạm.

    [​IMG]


    [​IMG]


    Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến tỏ ra có cái nhìn cảm thông hơn với ý kiến của vị phụ huynh này. Mỗi người một quan điểm và ai cũng có những lý lẽ riêng cho quan điểm của mình.

    “Người ta nói cũng có phần đúng mà. Các cháu nhỏ chứ có nói các cháu lớn đâu. Giờ ra net toàn thấy mấy cháu tiểu học chơi game. Nếu tính ra chủ net cho các cháu chơi là sai luật rồi”.

    “Chú ấy nói “các cháu nhỏ” là nói đúng rồi. Mình cũng kinh doanh net, nhưng thấy cho cháu nhỏ chơi là không nên”.

    [​IMG]


    Thiết nghĩ công bằng mà nói, chẳng riêng gì nghề net mà bất cứ ngành nghề nào, lĩnh vực nào cũng có những lợi- hại, bất cập riêng. Nhiều khi mục đích của nó là tốt nhưng chính bản thân những người sử dụng nó lại lạm dụng khiến nó trở nên méo mó, biến tướng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Game cũng vậy, mục đích của nó chỉ đơn giản là để giải trí. Thế nhưng đã từ bao giờ, “game online”, “nghiện game” đã chẳng còn là vấn đề mới lạ khi mà truyền hình, báo chí hàng ngày, hàng giờ nhắc đến nó như một “mảng đen”, là nguyên nhân sâu xa gây ra những thói hư, tật xấu đối với giới trẻ. Cái cụm từ “vì game”, “đắng lòng”, “đau lòng” bởi thế mà luôn được lặp đi lặp lại trước hoặc sau mỗi hành vi mà người ta cho là hệ quả của nó.​


    [​IMG]


    Tất cả những điều ấy có hoàn toàn là do lỗi của game, của những người đưa game trở thành một ngành nghề kinh doanh? Thiết nghĩ, nhân cách của một đứa trẻ là hệ quả nhào nặn tổng hợp của gia đình, trường lớp và xã hội. Thế nên thật là phiến diện làm sao khi cứ mặc nhiên quy kết rằng một thế hệ hư hỏng, một đất nước suy thoái là do một ngành nghề nào đó mà ra. Bản thân các bậc phụ huynh cũng nên là những người quan tâm đến con cái nhiều nhất, định hướng cho chúng mặt tốt – xấu, đúng – sai trước những việc mà chúng làm.​



Share This Page

Tin mới nhất