Công nghệ giúp cách mạng hóa màn hình cảm ứng

Bomer
  1. Dự án hình dung ra một tương lai, thời điểm con người có thể sử dụng ngón tay để kéo các đối tượng, hoặc dữ liệu ra khỏi màn hình cứng và sau đó điều khiển nó trong khi nó đang lơ lửng trong không khí.

    Dự án nghiên cứu đầy tham vọng GHOST đang xây dựng công nghệ cho phép người dùng sử dụng ngón tay của mình để kéo dữ liệu ra khỏi màn hình cảm ứng, đưa vào thế giới 3D.

    GHOST là sản phẩm trí tuệ của bốn trường đại học ở Vương quốc Anh, Hà Lan và Đan Mạch. Ra mắt vào năm 2013, dự án được EU hỗ trợ và có thể có một tác động lớn đến các thiết bị trong tương lai.

    [​IMG]
    Công nghệ mới theo nghiên cứu của dự án GHOST cho phép người dùng kéo dữ liệu ra khỏi màn hình cảm ứng, đưa nó vào thế giới 3D.


    Đầu ngón tay của bạn sẽ cảm nhận được dữ liệu như là một vật thể khi bạn điều khiển vật thể “bóng ma” trong không khí.

    Nhóm nghiên cứu đã đạt được một số bước đột phá. Các nhà nghiên cứu đã làm việc trên màn hình có thể tự động thay đổi hình dạng, một cách để tách những thứ trên màn hình ra ngoài không khí và tạo ra cái gọi là “bóng ma” mà bạn có thể chạm vào và cảm nhận.

    Làm thế nào để lấy dữ liệu ra khỏi màn hình?


    Theo các nhà nghiên cứu, GHOST có thể được thực hiện nhờ những tiến bộ về màn hình có thể biến dạng và công nghệ bay lơ lửng bằng sóng siêu âm. Sau khi kéo ra khỏi thế giới kỹ thuật số 2D, các vật thể 3D trở nên có thể điều khiển được.

    Điều phối viên dự án GHOST và là Giáo sư Đại học Copenhagen Kasper Hornbæk giải thích trong một tuyên bố rằng: “Nó không chỉ làm thay đổi hình dạng của màn hình, mà cả các đối tượng kỹ thuật số mà bạn muốn điều khiển, thậm chí có thể ở giữa không trung”. “Ví dụ, thông qua công nghệ bay lơ lửng bằng sóng siêu âm, chúng ta có thể trình chiếu sự hiển thị ra khỏi màn hình phẳng. Và nhờ vào các màn hình có thể biến dạng, chúng ta có thể chọc ngón tay vào nó”.

    Làm thế nào có thể cảm nhận GHOST?


    Người dùng sẽ có thể xử lý các đối tượng và dữ liệu theo một phong cách hoàn toàn mới. Ví dụ, theo các nhà nghiên cứu, một bác sĩ phẫu thuật não có thể sử dụng GHOST để tạo ra một phiên bản ảo của não bộ mà anh ta hoặc cô ta có thể chạm vào và nghiên cứu trước khi phẫu thuật.

    Các nhà nghiên cứu GHOST cũng đang nghiên cứu các miếng xốp và miếng đệm mềm như những giao diện có thể biến dạng mà một nhạc sĩ có thể uốn cong để điều chỉnh tốc độ, âm sắc và nhiều thứ nữa.
    Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, nghiên cứu về GHOST đã mang lại một số mẫu phẩm đầu tiên khá thú vị.

    Ví dụ, mẫu phẩm ‘Emerge’ cho phép người dùng sử dụng ngón tay của họ kéo dữ liệu biểu đồ thanh ra khỏi màn hình. Sau khi kéo ra khỏi màn hình, dữ liệu có thể được thao tác bằng tay thành các mẫu khác nhau. Nó cũng có thể được tách riêng rẽ ra theo hàng và cột.

    [​IMG]
    Người dùng có thể chạm vào khối dữ liệu để khám phá hoặc xóa bỏ nó

    [​IMG]
    … có thể kéo để chọn hoặc khôi phục dữ liệu bị xóa

    [​IMG]
    …hoặc sắp xếp lại trật tự dữ liệu bằng cách chạm vào hai hàng dữ liệu cùng một lúc.


    Một mẫu phẩm khác là ‘Morphees’, sử dụng các thiết bị di động linh hoạt được chế tạo với các mặt hiện thị bằng thun Lycra hoặc hợp kim. Những thứ này có thể uốn cong, kéo căng và thay đổi hình dạng một cách tự động. Nếu người dùng cần phải nhập các chi tiết thẻ tín dụng hoặc số an sinh xã hội trong khi đang ở khu vực công cộng, màn hình có thể tự động uốn cong giúp che chắn các ngón tay của bạn để người khác không thể thấy mục dữ liệu cá nhân của bạn.

    Người dùng tiềm năng của công nghệ GHOST là rất lớn. Ví dụ, nếu một người dùng muốn xem một bộ phim trên một màn hình lớn hơn, thiết bị công nghệ này có thể tự phát triển thành một kích cỡ lớn hơn và sau đó thu nhỏ lại khi bộ phim kết thúc.

    Giáo sư Hornbak lưu ý rằng “Màn hình hiển thị thay đổi hình dạng khi bạn đang sử dụng chúng có lẽ sẽ chỉ còn cách 5 năm nữa thôi”. “Nếu bạn muốn điện thoại thông minh của bạn sẽ trình chiếu cảnh quan của một địa hình 20 hoặc 30 cm ra khỏi màn hình, điều đó là hơn xa vời một chút - nhưng chúng tôi đang nghiên cứu về nó”.

    Theo ICTNews


Share This Page

Tin mới nhất