Đừng biến 'GAME' trở thành lý do để đổ lỗi

mjuxinh
  1. Trong những ngày qua, một lần nữa chủ đề 'Game' lại là lý do để báo chí và các phương tiện truyền thông lên án. Nhưng đó có thực sự lý do chính đáng để người ta đổ lỗi?

    'Game online', 'nghiện game' đã chẳng còn là vấn đề mới lạ khi mà truyền hình, báo chí hàng ngày, hàng giờ vẫn thường nhắc đến nó như một “mảng đen” là nguyên nhân sâu xa gây ra những thói hư, tật xấu đối với giới trẻ. Cái cụm từ “vì game”, “đắng lòng”, “đau lòng’ bởi thế mà luôn được lặp đi lặp lại trước hoặc sau mỗi hành vi mà người ta cho là hệ quả của nó.

    [​IMG]


    Nhưng sự thật, có phải tất cả những gì game đem lại chỉ có thế? Những kẻ được cho là “nghiện game” có đúng như những gì mà báo chí, truyền thông nói về họ không?

    Bản thân là một đứa con gái không ham mê game, cũng không biết gì quá nhiều về game, thậm chí chỉ là những tựa game mobile đơn giản. Nhưng xung quanh cuộc sống của tôi được tiếp xúc với vô số những con người được gọi là những“kẻ nghiện game” như thế. Từ đứa em trai đang học cấp 3, đến cậu bạn thân, mấy đứa con trai trong lớp, và cả mấy anh “zai văn phòng” ở cùng chỗ làm nữa. Đủ lứa tuổi, đủ ngành nghề và công việc.

    [​IMG]


    Nếu chỉ nhìn bề ngoài thôi, sẽ chẳng ai nói họ là những “con nghiện game” cả. Họ bình thường, hoàn toàn bình thường như bất cứ một người bình thường nào khác. Chỉ khi có dịp chứng kiến những giây phút họ chơi game với tất cả tâm thế “tập trung cao độ”, hào hứng, vui vẻ, mới biết cái mức độ “nghiện game” của họ đến mức nào.

    Đứa em trai đang học lớp 11, cái tuổi ham chơi “vô đối”. Nhiều khi thấy nó mải chơi game quá cũng thấy hoảng, sợ nó vì thế mà chểnh mảng chuyện học hành. Nó bảo chẳng có đứa con trai nào lớp nó mà không thích chơi game cả. Cuối năm, vẫn thấy cu cậu mang giấy khen học sinh giỏi về khoe tưng bừng, đi họp phụ huynh cũng không thấy thầy cô giáo phàn nàn gì. Cả nhà cũng yên tâm để cho cu cậu được tự do với những sở thích của mình.

    [​IMG]


    Cậu bạn thân, mê game thì khỏi nói. Nhiều khi vẫn hay trêu, 21, 22 tuổi đầu rồi mà còn ham chơi game như con nít, bao giờ mới có người yêu. Nó bảo còn trẻ thì cứ làm những gì mình thích thôi, “trẻ không chơi, già đổ đốn” mà, sau này có người yêu, rồi có vợ con, làm gì có thời gian mà chơi. Tưởng những đứa suốt ngày chỉ có game và game như nó thì sẽ chẳng bao giờ quan tâm đến bất cứ thứ gì ngoài lề. Ấy vậy mà, mọi chuyện vui buồn của mình, kiểu gì cũng sẽ xuất hiện cái mặt nó. Không nói được với nhau những câu tình cảm sến súa, động viên này nọ, nhưng nhất định sẽ lôi mình đi đâu đó, mà thích nhất vẫn là cái khoản được đi ăn “free”.

    [​IMG]


    Tưởng đứa bạn của mình đã là cái đứa ham chơi game “trẻ trâu” nhất mà mình từng biết. Ấy vậy mà đến lúc đi làm, còn gặp những game thủ “lão làng” hơn nhiều. 25 tuổi, 26 tuổi, ngoài 30 tuổi cũng có. Đang F.a, đã có người yêu, thậm chí đã lập gia đình. Nói chung là đủ lứa tuổi và hiện trạng “ràng buộc”. Bình thường trong giờ làm, vẫn được chứng kiến cái cảnh làm việc “nghiêm túc nhất có thể”. Nhưng sau giờ làm, kiểu gì thì kiểu, các “zai văn phòng” cũng sẽ ngồi lại đấu với nhau một vài ván game.

    Những game thủ xung quanh tôi, có lẽ chỉ là một vài ví dụ trong vô số những kẻ được coi là nghiện game khác. Tất nhiên, không phải tự dưng người ta lại gán cho game nhiều “tai tiếng” đến thế. Sự thật thì cũng không ít kẻ vì quá chìm đắm trong game mà gieo nhiều “tật xấu”, “tội ác”. Vì họ cần tiền chơi game, vì họ không phân biệt được đâu là thực, đâu là ảo.

    [​IMG]


    Nhưng công bằng mà nói, chẳng phải vì một số cá nhân như thế mà nói rằng game xấu, game có tội. Tội ở đây là do con người. Nếu đã là người xấu, thì không phải vì lý do này thì sẽ vì lý do khác khiến họ hành động xấu. Ví như, họ cần tiền để chơi game, hay cần tiền để làm bất cứ một thứ gì khác thì người ta cũng sẽ làm như vậy thôi: trộm cắp, lừa đảo, thậm chí là giết người.

    Vậy nên, có là khắt khe qúa không khi nói “Nghiện game online - một chứng bệnh tâm thần”?. Có là phiến diện quá không khi chỉ nhìn vào thiểu số mà đánh đồng, chụp mũ cho cả một cộng đồng game thủ?


    Có điều chắc chắn là, em trai tôi, cậu bạn thân của tôi, cùng những người mà tôi nói đến trên đây nữa, tuyệt nhiên chưa bao giờ là những kẻ đang mắc một chứng bệnh mà người ta cho là “chứng bệnh tâm thần” cả, cho dù rằng, họ có một niềm đam mê game “vô đối”. Họ vẫn đang học hành và làm việc đầy nhiệt huyết như bất cứ những con người trẻ tuổi nào khác. Chính game là người bạn thân thiết tiếp thêm năng lượng cho họ trong cuộc sống.

    Súng đạn - thứ vũ khí hủy diệt” ư? Do ngón tay con người bóp cò, không phải do súng tự nó có thể gây nên tội ác. Bàn tay con người đúc lên súng đạn và cũng chính bàn tay con người tạo ra Game - thú vui giải trí cho mình. Vì thế những sự việc đau lòng về Game vừa qua cũng chỉ là do chính con người đổ lỗi cho nhau mà thôi!​



Share This Page

Tin mới nhất