Game xưa và nay - Sự khác biệt từ hai thế hệ

mjuxinh
  1. Nhiều năm đã qua đi, giữa thế hệ 7x, 8x ngày xưa và giới trẻ ngày nay có rất nhiều điểm khác biệt thú vị, trong đó có việc lựa chọn những trò chơi để giải trí.

    Giới trẻ xưa: Những trò chơi dân gian


    Có lẽ với bất cứ ai thuộc thế hệ 7x, 8x bây giờ đều không thể quên được những trò chơi dân gian quen thuộc gắn với tuổi thơ một thời trên những cánh đồng, trên những bãi cỏ hay khoảng sân rộng. Đó là những trò chơi mang tính tập thể cao, luôn đầy ắp những tiếng cười. Và đặc biệt nhất, đó hoàn toàn là những trò chơi “tự chế”, dường như không hề tốn kém 1 đồng nào.

    Thời ấy, một trong những trò chơi phổ biến của các cậu bé là trò đánh quay, lũ trẻ con quê tôi vẫn hay gọi con quay bằng cái tên quen thuộc là “quả cù” – thường tự đẽo bằng gỗ, đít của con quay được đóng thêm 1 chiếc đinh. Những ai cẩn thận hơn còn ngâm con quay dưới bùn 1 thời gian đến khi nó chuyển sang một màu nâu đen – mà bọn tôi vẫn tự nghĩ ra rằng – như thế con quay sẽ trở nên chắc chắn, cững rắn hơn.

    [​IMG]


    Chỉ với 1 con quay và 1 sợi dây thừng dài chừng 1m là các cậu bé có thể tha hồ chơi cả buổi chiều. Trò chơi thường có từ 2 người trở nên. Lũ trẻ vẽ 1 vòng tròn trên đất rồi oẳn tù tì xem ai thua thì cho con quay của mình vào vòng tròn đó. Những đứa trẻ khác lần lượt dùng con quay của mình đánh con quay trong vòng tròn đó đến khi nó văng ra ngoài.

    Với tính hiếu động, tinh nghịch, các cậu bé ngày xưa thường tìm đến những trò chơi như trận giả, nhảy ngựa… Bên cạnh đó, các cậu bé thời ấy còn mê tít trò bắn bi. Những viên bi ve đủ màu sắc và đủ kích thước khác nhau từng là 1 kho báu vô giá đối với bất cứ cậu nhóc nào. Về các vùng nông thôn ngày nay, ta vẫn ít nhiều bắt gặp hình ảnh của trò chơi này.

    [​IMG]


    Trái với những trò chơi hiếu động của con trai, các bé gái ngày ấy lại “kết” những trò chơi nhẹ nhàng và đòi hỏi sự khéo léo cao hơn như: nhảy dây, ô ăn quan, nhảy bậc, chơi chuyền…

    Nhảy dây có 2 kiểu là nhảy dây thừng và nhảy dây chun. Nhảy dây thừng đơn giản hơn. Chỉ cần 1 sợ dây thừng dài chừng 3m, hai người cầm 2 đầu và quay vòng tròn theo nhịp. Những người còn lại sẽ nhảy nhịp nhàng theo đường quay của chiếc dây ấy, sao cho không bị mắc vào dây.

    [​IMG]



    Nhảy dây chun thì khó hơn. Sợi dây được kết bằng những chiếc dây chun nhỏ. Ngày ấy bọn trẻ con chúng tôi có vô vàn cách tết chun khác nhau, bằng tay và cả bằng chân, và coi việc tết chun lịt là một viếc khá thú vị. Nhảy dây chun phải nhyar theo từng bậc ở các độ cao khác nhau: từ đầu gôi, đến khửu tay, rồi kiễng chân…

    [​IMG]


    Lại nhắc đến trò chơi chuyền, đó là trò chơi mà không bé gái nào ngày ấy không mê. Bộ que chuyền có 10 que, được vót bằng những thanh tre hay từ những chiếc đũa ăn. Quả chuyền thường là quả chanh hay quả cam nhỏ. Người chơi sẽ vừa tung quả chuyền, vừa lấy những chiếc que chuyền và vừa đọc bài đồng dao theo từng ván chơi.

    Giới trẻ nay: Những thú vui hoàn toàn khác


    Những trò chơi ngày ấy giờ chỉ còn hi hữu xuất hiện ở những vùng nông thôn, Với trẻ con thành phố thì đó là những trò hết sức xa lạ, chỉ nhìn thấy qua những bức ảnh hay qua lời kể của ông bà, bố mẹ.

    [​IMG]


    Đó có thể là một thiệt thòi cho những đứa trẻ con thành phố, quen sống trong những căn nhà cao cổng, kín tường, lại không hề có không gian vui chơi rộng rãi. Hơn thế nữa với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì thay vì những trò chơi dân gian ngày ấy không còn là những trò chơi quen thuộc, thậm chí vô cùng xa lạ.

    Thay vào đó, ta bắt gặp những cô bé, cậu bé, tuy mới chỉ học cấp 1 nhưng đã nhoay nhoáy sử dụng điện thoại, máy tính, iPhone, iPad… Tính ra giá trị của những món đồ đó cũng lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng. Chi phí cho tuổi thơ quả không phải là nhỏ.

    [​IMG]


    Nhiều cậu nhóc, đặc biệt là những cậu nhóc mới lớn còn lao vào những trò chơi trực tuyến một cách quá đà, tiền nạp thẻ, tiền mua đồ cho nhân vật ảo của mình nhiều khi lên tới hàng triệu. Thậm chí bỏ bê học hành để đắm chìm trong thế giới ảo. Ngay cả ở những vùng quê nghèo, các tiệm chơi điện tử cũng mọc lên như nấm. So sánh giới trẻ ngày nay với ngày xưa mới nhớ lại hình ảnh chân chất một thời, mới có thể thấy được sự khác nhau rất nhiều giữa 2 thế hệ, mới thấy được cuộc sống thay đổi nhanh nhiều đến mức nào.​



Share This Page

Tin mới nhất