Giao Lưu Trực Tuyến - Thành Công không chờ Đại học (30/07)

Sói Già
  1. GameHub.vn - Bắt đầu từ 15h - 17h00 ngày hôm nay, các đại diện đến từ những công ty lớn về CNTT trên toàn quốc sẽ trò chuyện cũng như đưa ra những chia sẻ về thành công không cần chờ tới Đại học. Chương trình được GameHub.vn tường thuật trực tiếp.

    Chương trình giao lưu trực tuyến “Thành công không chờ Đại học”, do Trung tâm Công nghệ và Nội dung số VTC (VTC Academy) & GameHub.vn phối hợp tổ chức vào 15h, ngày hôm nay (30/7) sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật và đưa tin. Các bạn độc giả quan tâm cũng có thể tham gia tại: Giao lưu trực tuyến - Thành Công không cần chờ Đại học. Dưới đây là một số câu hỏi và trả lời của khách mời chương trình:

    [​IMG]
    Đặng Đại - An Giang hỏi: Những lĩnh vực như lập trình di động hay lập trình game, thiết kế game hay làm hiệu ứng phim ảnh, không phải là lĩnh vực quá phổ biến tại Việt Nam, nếu không nói nó là lĩnh vực “thiểu số” (có nghĩa rất ít người biết). Anh chị đánh giá thế nào về lĩnh vực này trong sự phát triển kinh tế chung của đất nước hiện nay

    Anh Đỗ Tuấn Anh (Appota) trả lời: “Thiểu số” không đồng nghĩa với việc ít người biết, mà có thể còn do việc đó khó và người lao động chưa đủ trình độ hoặc chưa được trang bị đủ kiến thức để có thể tham gia vào lĩnh vực đó. Một lý do phải kể đến nữa là quy luật cung-cầu của thị trường, khi có cung ắt cầu sẽ tự chạy theo để đáp ứng. Ví dụ khi có thị trường rất cần phát triển ứng dụng hay game cho mobile, ắt sẽ có sinh viên tìm hiểu về lập trình cho mobile và ắt sẽ kéo theo sự ra đời các trung tâm, trường học, các khóa ngắn hạn đào tạo về lập trình mobile. Còn Tất cả các ngành vừa nêu đều mang lại giá trị rất lớn cho xã hội bởi nó vẫn là ngành kinh tế chất xám cũng như rút ngắn khoảng cách về công nghệ của Việt Nam với các quốc gia khác.

    Nguyễn Mai Hương hỏi: Thưa bác, là người làm trong tổ chức lao động thế giới, bác có nghĩ mọi lao động cần có bằng Đại học (ít nhất là bằng Cao đẳng) thì cuộc sống mới tốt, mới có được nghề nghiệp nuôi thân tốt hay không?. Người lao động hiện nay tại Việt Nam cần trang bị những gì để đảm bảo cho mình một công việc tốt và nuôi sống được bản thân, nêu không được học ĐH - CĐ?

    Tiến sĩ Nguyễn Lê Minh trả lời: Tôi đã có dịp làm việc ở 1 số nước công nghiệp thì thấy thanh niên ở đấy không "máu me" Đại Học lắm. Ví dụ ở Đức khi học đến cuối cấp 2 chỉ có khoảng 50% học tiếp lên cấp 3, còn rẽ đi học nghề công nhân kĩ thuật luôn. Đến khi tốt nghiệp THPT, cũng chỉ có khoảng gần nửa thì vào Đại Học, còn thì lại rẽ đi học nghề. Mới đây, 1 đoàn học sinh lớp 12 của Đức sang Việt Nam giao lưu với bàn bè cùng lứa. Đoàn có 10 bạn, hỏi ra mới biết 9 bạn sẽ đi học nghề , 1 bạn sẽ thi Đại Học, và bạn ấy lại là người Đức gốc Việt.

    [​IMG]
    Chắc bạn biết nếu cứ học Đại Học mới thành công thì làm gì có Bill Gate, làm gì có Steve Jobs! Còn ở Việt Nam ta, ông Đoàn Nguyên Đức, ông chủ của Hoàng Anh Gia Lai, người đầu tiên của Việt Nam có máy bay riêng, làm gì có bằng Đại Học. Nếu sau này bạn muốn là người thành đạt, bạn phải có nghề, say mê với nghề đó, cần cù, chuyên nghiệp, có tác phong công nghiệp tốt, nám vững 1 số kĩ năng mềm cơ bản nhất ( thuyết trình, giao tiếp ứng xử, làm việc nhóm...)

    Trần Vũ - Bà Rịa-Vũng Tàu hỏi: Trong vấn để tuyển dụng và nhu cầu sử dụng nhân sự, doanh nghiệp anh/ chị gặp khó khăn ra sao trong việc tìm kiếm người phù hợp về chuyên môn?

    Ông Đỗ Tuấn Anh (Appota) trả lời: Công ty thường gặp khó khăn trong việc tìm chuyên gia về kỹ thuật và người triển khai trực tiếp các công việc (executive) một cách hiệu quả. Đối với chuyên gia kỹ thuật, những người này thường đòi hỏi quyền lợi khá cao hoặc không chuyển công ty vì có nhiều quyền lợi gắn với công ty đó.

    [​IMG]
    Đối nghịch với vị trí đó là Nhân sự triển khai trực tiếp công việc, hiểu rõ về chuyên môn, chủ động tìm hiểu và triển khai một cách có trách nhiệm. Để có được điều này, các bạn executive phải có kinh nghiệm thực chiến chứ không phải là “lý thuyết” trong trường đại học. Do vậy khi phỏng vấn nhiều nhân sự trình bày “lý thuyết”, chúng tôi không muốn tuyển dụng vì sợ sự rủi ro về chi phí cơ hội.

    Hoàng Lan hỏi: Tôi là phụ huynh và cũng là người yêu thích về CNTT rất muốn hướng con mình vào nghề này, nhất là khi thấy báo chí trích dẫn lời của phó thủ tướng Vũ Đức Đam: CNTT là một trong những ngành cần tập trung tạo đột phá. Vậy, đại diện cho các doanh nghiệp hùng mạnh trong lĩnh vực này, anh chị có thể cho tôi biết về cơ hội, xu hướng của ngành này được không?

    Bà Tạ Thị Kim Ngân trả lời: Tôi chia sẻ một số thông tin về cơ hội trong ngành CNTT
    Trước tiên đây là ngành học đang có cơ hội việc làm và phát triển hàng đầu tại Việt Nam khi khối lượng các dự án đầu tư, tìm kiếm nguồn lực công nghệ thông tin từ nước ngoài vào Việt Nam không ngừng gia tăng. Ngoài ra, CNTT cũng là ngành mũi nhọn của Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay. Chọn học CNTT, sinh viên Việt Nam có rất nhiều cơ hội được tham gia sân chơi lớn trên toàn cầu vì lĩnh vực này có công việc phù hợp tại nhiều quốc gia trên thế giới.

    Hoàng Nhật Huyền Kha hỏi: Tôi thấy báo chí ca ngợi: Việt Nam hiện là thị trường game lớn nhất khu vực Đông Nam Á và là một trong 10 thị trường game online có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Vì sao có kết quả này thưa ông? Hiện nay cả nước có bao nhiêu doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp game, ông có nắm được nhu cầu nhân lực của ngành này tại Việt Nam thế nào không?.

    Ông Phí Anh Tuấn trả lời: Một trong đặc điểm của dân số Việt Nam là trẻ, tỷ trọng thanh thiếu niên trong cơ cấu dân số là rất lớn. Họ là những người làm quen với các thiết bị mới nhất là các thiết bị di động như máy tính bảng, smartphone… Nhu cầu của con người ngoài học tập còn có giải trí. Với số lượng người dùng lớn như vậy game ở Việt Nam phát triển mạnh cũng là điều dễ hiểu.
    Tôi không có số liệu về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực game, về cá nhân tôi không chống đối phát triển ngành công nghiệp game nhưng không ủng hộ. Nhất là thế hệ trẻ Việt Nam cần được cổ súy nghiên cứu học tập tiếp cận khoa học kỹ thuật sẽ có ích hơn nhiều.


    Trà Thị Hoa hỏi: Xin chào các anh chị đại diện doanh nghiệp VTC Online, FPT Software, Appota. Doanh nghiệp các anh chị đều là những công ty tên tuổi trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Vậy, anh chị có thể nói rõ về lĩnh vực công nghệ mà doanh nghiệp mình đang hoạt động và phát triển?, Cơ hội của lĩnh vực này đem lại cho doanh nghiệp của các anh chị cụ thể như thế nào?

    Ông Đỗ Tuấn Anh (Appota) trả lời: Hiện Appota đang là đơn vị đi tiên phong và dẫn đầu tại Việt Nam cung cấp nền tảng phân phối ứng dụng mobile một cách toàn diện cho các nhà phát triển ứng dụng và phát hành game, giúp phân phối hiệu quả đến cộng đồng sử dụng smartphone lớn nhất Việt Nam. Appota đang hợp tác với hơn 10.000 nhà phát triển ứng dụng và phân phối ứng dụng của họ tới cộng đồng 15 triệu người sử dụng Smartphone tại khu vực Đông Nam Á.

    Trần Thành Chung hỏi: Hiện nay các sinh viên tốt nghiệp khối ngành CNTT nói chung và lập trình, thiết kế đồ họa nói riêng có xu hướng tự lập nhóm để star-up hoặc mở mini studio thì có ảnh hưởng đến kế hoạch tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng của các doanh nghiệp lớn trong ngành?

    Ông Đỗ Tuấn Anh (Appota) trả lời: Theo góc nhìn của Appota, đang có nhiều cơ hội cho ngành lập trình viên ứng dụng cho điện thoại di động (Lập trình iOS, Android, Windows Phone), chế độ tốt hơn do với lập trình viên trên nền tảng PC gấp 1.2-1.5 lần. Tuy nhiên, chị cần phải hiểu sở thích và tính cách của con mình trước để hướng cho con theo một nghề nghiệp phù hợp. Chị có thể cho con test theo phương pháp Briggs Myers.

    Nguyễn Nhật Tân hỏi: Appota có bước phát triển rất nhanh và mạnh trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ, lọt vào top 9 công ty khởi nghiệp đáng được đầu tư nhất Đông Nam Á. Lý do Appota đạt được thành công là gì, yếu tố nhân sự sẽ góp bao nhiêu % trong sự thành công đó?

    Ông Đỗ Tuấn Anh trả lời:Thực sự là Appota chỉ đạt được sự thuận lợi bước đầu chứ không dám nói là thành công. Sự thuận lợi này hoàn toàn là tại nhân 100%! Chúng tôi kiên trì với triết lý làm việc cố gắng, chăm chỉ và không trông chờ vào may mắn mà phải tạo ra sự may mắn cho chính mình.

    Lê Duy Tùng hỏi: Đọc thông tin của anh trên Internet, được biết anh tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Sử, nhưng lại trở thành ông chủ, lại là ông chủ thành công của một công ty khởi nghiệp công nghệ, như vậy có thể nói “Thành công của anh hiện nay không phụ thuộc vào tấm bằng Đại học mà anh có” có đúng không?

    Ông Đỗ Tuấn Anh ( Appota) trả lời: Điều này khá đúng với bản thân mình và mình luôn quan niệm đại học là tự học, tự xác định thích học gì và biết học ở đâu. Tuy nhiên tiên quyết phải dựa trên nền tảng phải có đam mê và ước mơ thì mới thành công được. Rõ ràng việc học của các bạn trẻ bây giờ đang có rất nhiều thuận lợi, thông tin ở khắp mọi nơi nhưng cái thiếu là giấc mơ (Dù đôi khi là hão huyền) và đam mê nó thực sự. Nói như thế không có nghĩa học đại học là không quan trọng bởi ở đó cho người học phương pháp luận và phương pháp tư duy mà khó có thể có được ở bậc phổ thông.

    Trần Thị Vân Anh hỏi: Chào anh Tuấn Anh, em từng học lập trình phần mềm, nếu muốn chuyển sang lập trình ứng dụng di động thì cơ hội ra sao? em cần bổ sung thêm về các ngôn ngữ lập trình nào?

    Ông Đỗ Tuấn Anh trả lời: Điều này khá đúng với bản thân mình và mình luôn quan niệm đại học là tự học, tự xác định thích học gì và biết học ở đâu. Tuy nhiên tiên quyết phải dựa trên nền tảng phải có đam mê và ước mơ thì mới thành công được. Rõ ràng việc học của các bạn trẻ bây giờ đang có rất nhiều thuận lợi, thông tin ở khắp mọi nơi nhưng cái thiếu là giấc mơ (Dù đôi khi là hão huyền) và đam mê nó thực sự. Nói như thế không có nghĩa học đại học là không quan trọng bởi ở đó cho người học phương pháp luận và phương pháp tư duy mà khó có thể có được ở bậc phổ thông.

    Bùi Văn Lâm hỏi: Là người trong ngành, chắc ông không khỏi tự hào về hiện tượng lập trình viên Nguyễn Hà Đông đem về cho ngành lập trình game nói riêng và lập trình di dộng nói chung của Việt Nam. Ông có nghĩ Việt Nam còn nhiều người như Nguyễn Hà Đông?. Ông đánh giá thế nào về xu hướng ngành lập trình di động tại Việt Nam trong thời gian tới?

    Ông Phí Anh Tuấn trả lời: Câu chuyện Nguyễn Hà Đông là một hiện tượng khá thú vị về sự “thất thường” của thị trường khai thác trong môi trường Internet. Rất nhiều sản phẩm được tải lên App Store và bị quên lãng nhưng chỉ cần một cú huých nào đó sản phẩm sẽ bùng nổ tăng trưởng với tốc độ không thể hình dung ra. Chúng ta tự hào về Nguyễn Hà Đông nhưng cũng cần cung cấp thông tin cho các bạn trẻ hiểu được mặt thuận lợi cũng như việc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực này.

    Thành công của Đông sẽ có ảnh hưởng tích cực đến rất nhiều các bạn trẻ và làm gia tăng số lượng lập trình viên lập trinh game trên Mobile. Sẽ có nhiều bạn thất bại nhưng sẽ là sự gia tăng nguồn lực đáng kể cho các công ty phát triển hoặc gia công cho thị trường thế giới trong lĩnh vực này .

    Hà Ly hỏi: Em không có bằng cấp gì cả, vậy doanh nghiệp các anh/chị có tuyển dụng em không?. Anh chị có niềm tin khi tuyển dụng những nhân sự không bằng cấp hay không?

    Ông Đào Trường Giang trả lời: Rất cảm ơn bạn đã quan tâm, nhưng vì câu hỏi của bạn cung cấp quá ít thông tin, lại dành cho cả mấy doanh nghiệp chúng tôi nên rất khó để trả lời cho bạn. Tuy nhiên tôi có thể khẳng định rằng bằng cấp không phải là yếu tố ưu tiên trong doanh nghiệp chúng tôi khi tuyển dụng, bạn có thể truy cập website công ty VTC Online tại địa chỉ https://online.vtc.vn/ để tìm hiểu thêm về những lĩnh vực mà chúng tôi đang hoạt động, nếu nhận thấy khả năng và đam mê của mình phù hợp với lĩnh vực nào trong đó thì hãy liên hệ với chúng tôi, và chúng ta sẽ trao đổi thêm để hiểu về nhau hơn trước khi quyết định.

    Ông Đỗ Tuấn Anh trả lời: Đối với Appota thì Bằng cấp là tiêu chí thứ 5 xếp sau tiêu chí kinh nghiệm thực chiến về chuyên môn, khả năng thích nghi, khả năng tự học hỏi và khả năng team work. Do vậy,khi phỏng vấn thì vấn đề bằng cấp không ảnh hưởng nhiều lắm tới cuộc trao đổi.

    Dạ Ly hỏi: Là những doanh nghiệp lớn, có hướng phát triển toàn cầu, vậy thì doanh nghiệp anh chị dựa vào năng lực của sinh viên hay chỉ dựa vào môi trường mà sinh viên được đào tạo để đánh giá tuyển dụng?

    Ông Đào Trường Giang trả lời: Chắc chắn là chúng tôi dựa vào năng lực của ứng viên đầu tiên, chứ không phải là môi trường đào tạo. Bất kỳ môi trường đào tạo nào cũng có những bạn giỏi và những bạn chưa giỏi, điều ấy tùy thuộc vào tố chất, đam mê, và sự cố gắng của mỗi cá nhân, những điều này không hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của đơn vị đào tạo. Với kinh nghiệm tuyển dụng, tất nhiên chúng tôi cũng có những đánh giá của riêng mình về những đơn vị đào tạo có tỷ lệ ứng viên tốt hơn các đơn vị khác, nhưng điều này chỉ là một yếu tố nhỏ để tham khảo chứ chưa bao giờ mang tính chất quyết định.

    Ông Đỗ Tuấn Anh trả lời:Tùy vào từng vị trí tuyển dụng chúng tôi sẽ có những yêu cầu khác nhau nhưng để đánh giá toàn diện được một ứng viên thì năng lực chuyên môn hay môi trường đều cần phải quan tâm để xem có phù hợp với công ty hay không về mặt chuyên môn cũng như văn hóa doanh nghiệp. Như đã trả lời ở trên, tiêu chí kinh nghiệm thực chiến về chuyên môn được Appota xếp vào đầu tiên trong tuyển dụng. Đối với các bạn có kinh nghiệm như vậy sẽ toát ra ngay được khả năng của mình trong buổi phỏng vấn đầu tiên.


Share This Page

Tin mới nhất