Lý giải nguyên nhân cho cái kết “đầu voi đuôi chuột” của nhiều bộ Manga Shounen

Dương Thị Lan
  1. Không ít bộ truyện mở đầu rõ hay, rõ hoành tráng nhưng càng về sau càng như hạch khiến độc giả tức mình anh ách.

    Các bộ truyện shounen chiến đấu đã trở thành thế lực thống trị ngành công nghiệp manga trong vài thập kỷ qua với số lượng và doanh số cực ấn tượng. Tuy nhiên khi nhắc đến các bộ truyện dài tập trong thể loại này, không ít cái tên khiến độc giả tức mình anh ách, thậm chí drop ngang vì cái kết “đầu voi đuôi chuột”. Tại sao tình trạng này lại xảy ra thường xuyên đến vậy?

    [​IMG]


    Đặt kỳ vọng quá cao

    Với những bộ truyện được yêu thích trong suốt khoảng thời gian dài, chúng ta đương nhiên đặt nhiều kỳ vọng vào một cái kết trọn vẹn nhưng thực tế đôi khi lại khác xa so với tưởng tượng. Nói vậy không có nghĩa tất cả các bộ shounen đều đi đến một kết thúc tệ nhưng rõ ràng một số bộ so với màn mở đầu hấp dẫn thì chất lượng càng về sau càng đi xuống. Từ những bộ kinh điển như Dragon Ball, Death Note, Bleach hay các bộ gần đây như My Hero Academia, Fairy Tail hoặc Jujutsu Kaisen đều không phải là ngoại lệ.

    Phần lớn arc cuối trong manga shounen đều khai thác cuộc chiến quan trọng cuối cùng, mang tính chất quyết định số phận của các nhân vật. Tuy nhiên, để tạo ra một arc chiến đấu đủ hoành tráng trong khi vẫn dành đủ thời gian để phát triển nhân vật là một nhiệm vụ khó thực hiện. Nếu đầu tư vào chiến đấu thì các nhân vật phụ thường bị bỏ qua, ngược lại đầu tư vào nhân vật thì chiến đấu lại có phần ngắn ngủi và gượng ép. Có thể để lại dư âm và khiến độc giả cảm thấy thỏa mãn sau khi chia tay dàn nhân vật yêu thích là một mệnh đề khó.

    Lịch trình xuất bản quá căng

    [​IMG]


    Việc xuất bản theo kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng rõ ràng góp phần tăng thêm phần kịch tính cho bộ truyện vì theo thông lệ, các chương hầu như đều kết thúc ở đúng giai đoạn cao trào và gay cấn nhất. Cơ chế xuất bản này đòi hỏi mỗi kỳ phát hành đều phải mang đến một câu chuyện thú vị trong khi vẫn đảm bảo tính logic cho toàn bộ truyện. Điều này yêu cầu tác giả phải suy nghĩ ở cả tầm vi mô và vĩ mô, cả những chi tiết nhỏ và bức tranh toàn diện. Họ buộc phải xoay sở để xử lý quá nhiều thứ cùng một lúc. Áp lực liên tục leo thang cùng với lịch trình làm việc dày đặc để kịp giao bản thảo trước deadline khiến tác giả kiệt sức và cạn chất xám.

    Ngay cả một bộ truyện thành công và có sức ảnh hưởng như Dragon Ball cũng có một số phân đoạn bị chê thiếu chiều sâu, tập trung nhiều vào các cảnh hành động mà bỏ qua việc phát triển nhân vật. Hay như arc Huyết Chiến Ngàn Năm (Thousand-Year Blood War Arc) của Bleach cũng phải nhận một cái kết quá hụt hẫng khi cốt truyện bị cắt bỏ và rất nhiều chi tiết chưa được giải đáp. Việc làm việc nhiều năm với một bộ truyện dài hàng trăm chương thực sự là một việc không hề đơn giản.

    Áp lực từ người hâm mộ

    [​IMG]


    Một ví dụ gần đây hơn, Attack on Titan của Hajime Isayama đã có một kết thúc đầy tranh cãi vào năm 2021. Độc giả phẫn nộ vì cái kết quá sức đau đớn mà quên mất rằng ngay từ đầu Isayama vốn đã muốn viết một cái kết bi thảm cho bộ truyện rồi. Nói vậy để thấy đôi khi các tác giả truyện tranh sẽ rất khó làm hài lòng người hâm mộ trong khi vẫn giữ được ý đồ sáng tác của mình. Không ít người phải thay đổi tình tiết vì sự chỉ trích của cộng đồng, đó là chưa kể áp lực đến từ những độc giả cực đoan, buông lời chửi rủa, thậm chí đe dọa tính mạng tác giả.

    Tóm lại, nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng cho dù xuất phát từ đâu thì việc duy trì chất lượng đồng đều cho một bộ manga trong suốt quãng thời gian dài là điều rất khó. Nhận kết cục không như ý là điều không ai muốn, tuy nhiên thay vì phê phán một cách quá tiêu cực thì chúng ta vẫn cần trân trọng sự cố gắng của những cá nhân đã tạo nên bộ truyện yêu thích của mình.​



Share This Page

Tin mới nhất