Mác “Game Việt” đang bị lạm dụng?

mjuxinh
  1. Gamehub.vn - Rất nhiều nghi vấn từ việc clone game đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Mác "Game Việt" đang bị lạm dụng?

    Năm 2014 đã đánh dấu thành công nhất định của thị trường game mobile Việt Nam với sự ra đời của nhiều sản phẩm chất lượng. Nhưng hiện tại, thị trường này lại xuất hiện xu hướng làm game công nghiệp, với các tựa game nhái, dán mác game Việt hòng mong nhận được sự ủng hộ của cộng đồng game thủ Việt.

    Năm “điên rồ” của game mobile Việt

    Có thể nói, thành công của Nguyễn Hà Đông với chú chim điên Flappy Bird đã làm thay đổi bộ mặt của làng game Việt hiện nay, khi trực tiếp gây ảnh hưởng làm xuất hiện thêm nhiều studio Việt. Theo đó, nhiều sản phẩm “made in Việt Nam” đã có thêm động lực đến với game thủ Việt.

    [​IMG]
    Flappy Bird đem lại sự tự tin cho các nhà phát triển Việt
    Điều này khác hẳn khoảng ba năm trước, các sản phẩm Việt thường rất dè dặt để định hình, nhất là luôn lần tìm thăm dò thói quen và nhu cầu của game thủ 1 cách hạn chế. Với sự xuất hiện Flappy Bird, làng game Việt đã nhìn thấy 1 sản phẩm giúp thay đổi tư duy chơi game, tạo ra cái cực khó từ cái cực dễ, tạo ra sự cuốn hút từ hình ảnh rất bình thường, tạo ra sự ngạc nhiên từ lối chơi đơn giản, tạo ra sức cuốn hút khó có thể ngừng. Tiếp đó, trong quý 3/2014, lại có thêm trò chơi Đuổi hình bắt chữ đầy tính hấp dẫn, nhanh chóng tạo nên cơn sốt trong cộng đồng.

    [​IMG]
    Hàng loạt sản phẩm game mobie Việt chất lượng được game thủ yêu thích
    Nối tiếp những thành công ấy, thị trường game Việt đã đón nhận thêm nhiều sản phẩm game mobile chất lượng, đến từ các Studio Việt như Emobi Games, Tofu Games, JOY Entertainment, Dvmob, Colorbox…Với cốt lõi “ý tưởng sẽ dẫn đến thành công”, các sản phẩm nổ bật như Vua Thủ Thành, Săn Hải Tặc, Diệt Thần, Mộng Võ Lâm… lần lượt ra mắt game thủ Việt.

    2014 quả là một năm “điên rồ” với thị trường game mobile, đánh dấu một bước phát triển mới về nhu cầu game di động tại Việt Nam.

    Tới những nghi án đạo game

    Không thể phủ nhận sức hút và lợi thế riêng của game Việt khi không cần phải phụ thuộc vào đối tác nước ngoài nữa, mà đội ngũ vận hành có thể chủ động sửa lỗi hay giao tiếp với game thủ.

    Tuy nhiên, sự ra đời của các tựa game Việt vẫn chưa tránh khỏi sự đối sánh với các sản phẩm Trung Quốc. Những nghi án “đạo game” của những tựa game Đại Minh Chủ của Emobi, Diệt Thần của Tofu Studio hay mới đây nhất là Siêu Nhân Đại Chiến của một Studio Việt đã làm nảy sinh nhiều tranh luận trong cộng đồng game Việt.

    [​IMG]
    Nhiều game Việt không tránh khỏi bị so sánh với các tựa game nước ngoài
    Với Đại Minh Chủ, Emobi từng thừa nhận là tựa game kiếm hiệp dựa vào Trung Quốc nhưng không hoàn toàn, chỉ là việc chỉnh sửa từ bản gốc. Còn với Siêu Nhân Đại Chiến, dù có khá nhiều bằng chứng “clone” tựa game Siêu Thần Học Viện, nhóm phát triển vẫn khẳng định đây là tựa game do chính tay người Việt tự lên ý tưởng và phát triển suốt 1 năm qua. Song tại sao game này không chỉ trùng lặp ý tưởng mà đến cả giao diện cũng như gameplay giống 90% so với bản game gốc bên Trung Quốc, thì không dễ ai cũng trả lời.

    Trong lúc chưa có một hồi đồng thẩm định, đánh giá chất lượng cũng như định hướng sản phẩm game mobile hiện nay, sẽ khó có thể phán xét tựa game nào “nhái” hay không, mà chỉ phụ thuộc vào cái tâm của người làm game.

    Bài học về sự sáng tạo

    Sự thật thì sao chép game không thật sự là xấu.Ngay các tựa game xuất phát từ Trung Quốc bán lại cho Việt Nam đa phần cũng là tựa game nhái, lối chơi tương tự nhau. Nên ranh giới sáng tạo và sao chép quả thực rất mong manh.

    [​IMG]
    Game Việt cần nhiều sự sáng tạo hơn nữa nhằm tránh phụ thuộc game nước ngoài

    Bản thân các nhà phát triển Việt hiện thiếu cả về nhân lực và sự đầu tư, dù các lập trình viên Việt không hề thua kém bất cứ quốc gia nào. Điểm thiếu chỉ có thể là ý tưởng để thực hiện. Vậy nên, việc học hỏi nhà sản xuất nước ngoài không phải đáng lên án, mà ngược lại rất đáng suy nghĩ để phát triển nền công nghiệp game Việt Nam. Nhưng lối học hỏi ấy có đồng nghĩa với việc sáng tạo, hay chỉ là ỷ vào cốt lõi của người khác rồi thêm thắt vài yếu tố và dán mác “game Việt”, là vấn đề lớn cần làm rõ. Thật sự chính những người làm game Việt phải có được cái tâm trong sáng, đừng lợi dụng lòng tin của game thủ để lừa dối họ !


Share This Page

Tin mới nhất