Nhìn lại lịch sử ngành công nghiệp game mobile (Phần 2)

mjuxinh
  1. Ngành công nghiệp game di động tiến hóa từ một trò chơi đơn giản trở thành một ngành công nghiệp toàn cầu trị giá nhiều tỉ đôla trong suốt 17 năm qua.

    Trong phần trước, chúng tôi đã đưa các bạn trở về thủa sơ khai của ngành công nghiệp game di động. Phát triển từ một tựa game mobile nhỏ song đã có những bước phát triển khá thần kỳ trong giai đoạn 1997-2006. Tuy nhiên công nghệ và cơ sở hạ tầng chưa đủ để tạo nên một thành công thực sự cho game mobile trong thời kỳ này.

    Đến với phần tiếp theo "Nhìn lại lịch sử ngành công nghiệp game mobile", chúng ta hãy cùng khám phá sự thay đổi thật sự đột phá trong công nghệ di động làm thay đổi ngành game mobile hiện nay.

    2007-2010: Phát triển nhanh chóng


    Mọi việc thay đổi trong vòng 3 năm tiếp theo khi mà công nghệ và cơ sở hạ tầng xuất hiện nhanh chóng để biến đổi game di động từ một ý tưởng non trẻ thú vị thành một ngành công nghiệp. Và công ty khởi xướng cuộc cách mạng này không phải là Motorola, Nokia hay bất kỳ một công ty sản xuất điện thoại di động truyền thống nào từng hoạt động trong thập kỷ đầu tiên của ngành công nghiệp, đó là một cái tên mới: đó là Apple.

    Trong năm 2007-2008, Steve Job cùng các thành viên còn lại của Apple đã đưa công nghiệp game di động lên một tầm cao mới bằng cách cung cấp cho những nhà phát triển các công cụ và cấu trúc thương mại vô cùng cần thiết để tạo ra những trò chơi tốt hơn và sinh lời nhiều hơn. Trên phương diện thiết bị cầm tay, chiếc iPhone được ra mắt vào tháng 1 năm 2007 đã mang lại một nền máy đầy lôi cuốn cho những nhà phát triển game di động.

    [​IMG]


    Với sự hỗ trợ của màn hình lớn hơn, giao diện cảm ứng mang lại nhiều cách điều khiển đa dạng hơn là bàn phím số và phần cứng sẵn có ví dụ như là gia tốc kế, chiếc máy iPhone là một sản phẩm tiên tiến với những lợi thế rõ ràng so với những thiết bị cầm tay đương thời.

    Và dù rằng Apple vốn ngăn cản mọi ứng dụng từ bên thứ 3 thâm nhập vào chiếc máy này thì tuyên bố về một bộ phát triển phần mềm (SDK- Software development kit) cho việc phát triển ứng dụng của bên thứ 3 và cửa hàng trực tuyến App Store, trước sự đòi hỏi vô cùng lớn của các nhà phát triển, đã biến chiếc iPhone trở thành một hệ máy đáng mơ ước để phát triển game. Apple cho phép các nhà phát triển đưa các ứng dụng của họ lên cửa hàng để khách hàng tải xuống bằng việc quản lý quảng bá, phân phối và thanh toán, đổi lại là một tài khoản thường niên 99$ của các nhà phát triển và 30% tổng lợi nhuận.

    [​IMG]


    App Store nhanh chóng trở thành nơi tốt nhất để các nhà phát triển ra mắt các trò chơi của họ nhờ vào cơ sở hạ tầng đó. Với việc những công ty khai thác di động bị loại ra và việc phát triển có thể được tiếp cận với đa số, công nghiệp game di động trở thành nơi những nhà phát triển nhỏ có thể tự tạo nên tên tuổi của chính họ, điều này dẫn đến cuộc đổ xô lên mỏ vàng iPhone.

    Thực tế rằng chính những nhà phát triển cỡ nhỏ mới tạo ra rất nhiều tựa game biểu tượng trên nền máy này. Tap,Tap Revenge năm 2008, Doodle Jump năm 2009, Angry bird năm 2010 và Temple Run năm 2011, tất cả đều trở thành những tựa game siêu khủng cũng như là những ví dụ tiêu biểu cho việc những nhóm nhỏ với những trò chơi thú vị có thể tạo ra nhiều triệu đôla lợi nhuận.

    [​IMG]


    Chính những thành công này đã biến những triển vọng phát triển nhờ App Store thành một phong trào dẫn đến một thời kỳ phát triển nhanh chóng và liên tục của hệ máy di động: App Store phát triển từ 500 ứng dụng vào tháng 6 năm 2008 lên tới 200,000 ứng dụng vào tháng 5 năm 2010 nhằm đáp ứng nhu cầu của hơn 50 triệu người sở hữu iPhone vào tháng 4 năm 2010.

    Sự thành công phi thường này đã thúc đẩy các công ty khác tham gia phát triển game di động trong nỗ lực nhằm theo đuôi Apple. Google ra mắt của hàng ứng dụng của riêng họ là Android Market (nay là Google Play) vào cuối năm 2008 trong khi Microsoft cũng tạo ra cửa hàng Windows Phone cho hệ điều hành OS của họ vào năm 2010 sau khi hợp tác cùng Nokia.

    [​IMG]


    Những năm mà điện thoại di động phát triển mạnh mẽ thực sự trùng hợp với động lực tạo ra bởi Apple. Bằng việc tiếp nối iPhone với iPad vào tháng 4 năm 2010 và iPad 2 vào tháng 5 năm 2011 cũng như ra mắt các ứng dụng như Game Center năm 2010, Apple đã tạo ra các thiết bị, môi trường và cấu trúc cần thiết cho các nhà phát triển game để tạo ra những trải nghiệm game di động làm lu mờ những tựa game thời kỳ đầu, ví dụ như Infinity Blade hoặc NOVA. Nếu thời kỳ 2001-2006 là thời gian của những triển vọng bất thành, thì thời kỳ 2007-2010 là thời kỳ của cuộc cách mạng bùng nổ và mang lại lợi nhuận phủ rộng khắp cả ngành công nghiệp.

    2011-2014: Thực sự trưởng thành


    Và trong giai đoạn năm 2011-2014, sự phát triển và thành công thương mại của các nhà phát triển game di động đã trở thành hình ảnh nổi bật. Cụ thể hơn, sự xuất hiện của một mô hình kinh doanh mới đã định hình dòng chảy cho sự biến đổi ngành công nghiệp game đi động thành con gà đẻ trứng vàng: sự ra đời của game miễn phí.

    [​IMG]


    Game miễn phí ban đầu vốn chỉ là một phản ứng với việc giá bán sụt giảm trên cửa hàng. Những người tiêu dùng, từng phải trả 9.99$ để tải game Super Monkey Ball từ App Store, bắt đầu xa lánh ý tưởng phải trả tiền trước cho một sản phẩm khi mà các dịch vụ trên các trang web như Spotify và Netflix bắt đầu làm giảm nhu cầu phải trả tiền trước và việc các cửa hàng như Google Play gặp khó khăn với lòng tin của khách hàng liên quan đến vấn đề bảo mật. Những nhà phát triển là nạn nhân của xu hướng này buộc phải hành động và cách thức đơn giản nhất là quyết định tận dụng In App Purchases, được đưa ra bởi Apple vào năm 2009, cùng với việc quảng cáo làm phương thức thay thế để thu lợi nhuận.

    Sử dụng chiến thuật quảng bá là hạ giá có chủ đích để tạo ra sự thích thú và tạo ra doanh thu qua các sản phẩm miễn phí nhưng được phân tích chặt chẽ, những nhà phát triển đã có thể tận dụng lợi thế từ việc số lượng game thủ gia tăng nhanh chóng- kết quả của sự nở rộ của các thiết bị di động và máy tính bảng trên khắp thế giới. Điều đó có nghĩa là những trò chơi miễn phí có thể dễ dàng trở nên phổ biến giữa những người chơi “thử để biết”, trong khi đó những tựa game thu phí sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn trong môi trường cửa hàng ứng dụng ảo vốn đã vô cùng khắc nghiệt để chứng tỏ chúng là những tựa game đắt xắt ra miếng.

    Kết quả là sự bùng nổ số lượng người chơi tải các tựa game miễn phí và số liệu cao ngất ngưởng của bảng thống lê lượng tải về miễn phí, như là trong một báo cáo bởi Distimo vào tháng 6 năm 2013 cho rằng để giành được một ví trí trong bảng xếp hạng Top 50, một ứng dụng miễn phí ở Mỹ cần ít nhất 25,000 lượt tải về so với con số chỉ hơn 1000 lượt của các ứng dụng thu phí.

    Những tựa game phát hành năm 2012 như là CSR Racing, Clash of clans, Hay Day, Puzzles and DragonsCandy Crush Saga là những tựa game tiên phong trong cách tiếp cận này và vẫn được hưởng lợi thậm chí là cho đến tận bây giờ từ lối đi này. Thông tin rò rỉ từ Supercell năm 2013 cho biết rằng các tựa game của hãng này tạo ra 2.4 triệu đôla mỗi ngày. Clash of clans vẫn độc chiếm vị trí đầu Bảng xếp hạng doanh thu.

    [​IMG]


    Trong sự trỗi dậy của thành công của các tựa game miễn phí này, các tên tuổi lớn đã đẩy mạnh rõ rệt những nỗ lực nhằm chiếm lĩnh thị trường di động. Bước chuyển mình của EA sang mảng di động được thúc đẩy bởi việc phát hành những tựa game như Fifa Ultimate Team, Real Racing 3 và The Simpsons: Tapped Out mà vào cuối năm 2013 đã tạo ra một phần tư tổng doanh thu ở mảng di động của EA.

    [​IMG]


    Năm 2014 cũng chứng kiến sự trở lại với hệ máy di động của những thương hiệu và những tựa game gắn với những bộ phim nổi tiếng. Kim Kardashian: Hollywood của Glu Mobile dự tính tạo ra 200 triệu đôla trong năm đầu ra mắt. Hãng Next Games của Phần Lan củng cố vị trí là công ty mới nổi đáng chú ý tiếp theo sau khi họ giành được giấy phép cho the Walking Dead và The Hunger Games. Và sự tái xuất của những tựa game Star Wars từ DeNA và Disney cho thấy các thương hiệu lớn đang hồi sinh mạnh mẽ.

    [​IMG]


    Ngay cả những hãng phát triển nhỏ hơn cũng chứng tỏ khả năng tạo ra rất nhiều tựa game miễn phí đỉnh. Flappy Bird trở thành game indie miễn phí đình đám đầu tiên bởi sự lan truyền rộng rãi sau khi được giới thiệu trên kênh Youtube của blogger Pewdiepie. Sau khi chiếm lĩnh vị trí đầu bảng xếp hạng miễn phí như vũ bão và thu về 50,000 đôla nhờ quảng cáo trong 1 thời gian ngắn, Nguyễn Hà Đông - người phát triển trò chơi, đã rút trò chơi khỏi cửa hàng vì đã phải hứng chịu quá nhiều áp lực từ trò chơi này.

    [​IMG]


    Nhưng dù gì đi nữa, năm 2014 rõ ràng là năm mà game miễn phí khẳng định vị trí. Đáng ngạc nhiên là những tựa game thu phí vẫn có thể đáp trả để chứng minh rằng những nhà phát triển với những ý tưởng sản phẩm thông minh vẫn có thể thành công nếu định giá đúng mức.

    Tựa game đầy mê hoặc 80 Days cho phép tự làm nên cuộc phiêu lưu của riêng bạn bởi Inkle Studio đã được xướng tên là game của năm bởi tạp chí Time; trong khi Monument Valley làm người chơi choáng ngợp bởi thiết kế đơn giản và phong cách mới mẻ còn Threes tạo ra cách tiếp cận mang tính cách mạng trong mảng game giải đố.

    [​IMG]

    Tiếp theo sẽ là gì?


    Mặc dù những thành công này thật đáng mừng, nhưng vẫn còn đó những câu hỏi về một tương lai rõ ràng của ngành công nghiệp game di động. Dù rằng những thành công tài chính đã xoa dịu những gian khổ trong quá trình phát triển thì vẫn còn những vấn đề lớn có thể chi phối tương lai của ngành công nghiệp này.

    Đầu tiên là những bận tâm của các cơ quan chính phủ về các quy định về bản chất của game miễn phí. Với việc cả Apple và Google đều bị phạt ở Mỹ và bị EU bắt buộc thay đổi các cửa hàng ứng dụng của họ để phản ánh rằng miễn phí không nhất thiết là không phải trả tiền, có thể thấy những lo lắng về một môi trường pháp lý chắp vá hỗn loạn gợi nhớ đến ngành công nghiệp cờ bạc là hoàn toàn có cơ sở.

    [​IMG]


    Điểm thứ hai là liệu ngành công nghiệp này có thể hỗ trợ những tên tuổi không quá to lớn nhưng cũng không quá bé nhỏ hay không. Trong khi những nhóm phát triển game indie bé nhỏ với những ý tưởng đột phá cùng các công ty lớn điều hành những tựa game miễn phí khổng lồ đều đã thành công, thì những công ty giải trí và các nhà phát triển game indie cỡ vừa đang phải đối mặt với trận chiến sống còn nhằm thu lợi nhuận, đặc biệt là khi mà việc mua-bán lại ứng dụng và ứng dụng nhái vẫn còn là một vấn đề lớn.

    [​IMG]


    Và mặc dù việc tiếp thị ngày một cải thiện về chất lượng nhưng những rắc rối mà phần lớn các nhà phát triển gặp phải trong việc thu hút người dùng giờ đây thực sự rất đáng lo ngại. Trong khi giá cả ngày một gia tăng, những công ty như King và Supercell giành được thêm lợi thế nhờ những quảng cáo nâng cao thương hiệu trên tivi và những hoạt động không minh bạch vẫn còn là một vấn đề thì rõ ràng là sự bình đẳng trong ngành công nghiệp game di động không phải dành cho tất cả mọi người.

    [​IMG]


    Tuy nhiên với việc công nghệ wearable đang trên đà phát triển, tai nghe Gear VR của Samsung cho thấy tương lai tương tác đầy thú vị và công nghệ thiết bị cầm tay ngày một hoàn thiện, rõ ràng đây là thời kỳ trưởng thành của ngành công nghiệp game di động.

    "Luôn luôn chuyển động" - Là điều có thể nói về ngành công nghiệp game mobile trong suốt 17 năm qua!



Share This Page

Tin mới nhất