Những bí mật về iPhone chưa từng được tiết lộ

Zệp
  1. Apple đã thắng trong cuộc chiến pháp lý dai dẳng với Samsung, nhưng chính vụ kiện kéo dài này đã hé lộ nhiều bí mật mà Táo khuyết không bao giờ muốn để lộ.

    Tuần trước, Samsung đã đồng ý trả cho Apple khoản tiền bồi thường thiệt hại lên đến 548 triệu USD, qua đó kết thúc cuộc chiến pháp lý kéo dài gần nửa thập kỷ qua. Hãng công nghệ Hàn Quốc bị cáo buộc vi phạm nhiều bằng sáng chế của Táo khuyết, thậm chí sao chép thiết kế, giao diện và cả tính năng trên iPhone, iPad.

    [​IMG]
    Thế giới bí ẩn bên trong Apple phần nào được hé lộ.​


    Samsung dù thua nhưng vẫn có thể hy vọng thu lại hàng triệu USD từ doanh số sản phẩm. Trong khi, đối thủ của họ đã bị lộ nhiều thông tin quan trọng. Tấm vải liệm về chiến lược phát triển sản phẩm cũng như các hoạt động khác được vén lên.

    Trong quá trình tranh luận, hai bên phải đưa ra những bằng chứng để biện minh cho mình. Vô số hồ sơ đã được nộp lên tòa án hé lộ những thông tin thú vị về các hoạt động của Apple. Qua đó, thế giới biết được, làm thế nào để hãng tạo ra nguyên mẫu iPhone chinh phục cả thế giới.

    Với Samsung, họ có đủ lý do để quên đi khoản tiền 548 triệu USD bồi thường. Đơn giản, hãng đã nắm rõ nhiều thông tin quan trọng từ chính đối thủ, mà nếu bình thường có bỏ tiền ra cũng không mua được.

    Những phiên bản iPhone chưa từng công bố

    [​IMG]
    Một nguyên mẫu iPhone 8 cạnh.​


    Nếu không có vụ kiện tụng với Samsung, chắc chắn các mẫu iPhone này sẽ mãi nằm trong kho. Người dùng sẽ rất ngạc nhiên với một vài kiểu thiết kế “lạ đời”.

    [​IMG]
    Thiết kế khá lạ của một phiên bản iPhone thử nghiệm.​


    Apple đã từng nghĩ đến chiếc điện thoại 8 cạnh hay kiểu dáng cong cạnh bên. Thậm chí, có nguyên mẫu sẽ chẳng ai tin đó là thiết bị được tạo ra bởi Táo khuyết.​


    [​IMG]
    Nguyên mẫu iPhone này giống di động Lumia.​


    Dự án iPhone bắt đầu như thế nào?

    Chính những phát biểu và tranh luận trước tòa của các vị lãnh đạo Apple đã phác họa bức tranh sống động về ngày đầu phát triển iPhone. Một số thông tin còn có thể gây ngạc nhiên cho người đọc.

    Những ngày đầu thành lập nhóm phát triển iPhone

    Steve Jobs giao trọng trách điều hành nhóm phát triển iPhone cho Scott Forstall. Ông được quyền chọn bất kỳ ai từ bất kỳ bộ phận nào trong công ty, nhưng tuyệt đối không được dùng người từ bên ngoài.

    [​IMG]
    Rất may là Apple không phát hành nguyên mẫu iPhone này.​


    Khi trình bày về dự án với các ứng cử viên tiềm năng, Forstall không thể nói rõ về những gì họ sắp làm. Thay vào đó, ông chỉ có thể hé lộ chút ít rằng họ sẽ phải “làm việc vất vả, bất kể ngày hay đêm, thậm chí là dịp cuối tuần. Nếu chấp nhận tham gia dự án, bạn phải rất chăm chỉ và làm việc với cường độ lớn hơn trước rất nhiều”.

    Nhóm phát triển iPhone đầu tiên được đặt tên là “Project Purple” (Dự án tím) và làm việc trong một không gian riêng có tên Purple Dom. Nơi đây được bảo mật nghiêm ngặt, mỗi nhân viên phải xuất trình thẻ tới 6 lần mới có thể vào khu vực trung tâm. Tất cả có mặt hầu như toàn thời gian.

    [​IMG]
    Apple từng nghĩ đến thiết kế iPhone cong mặt sau.​


    Nguyên tắc đầu tiên của nhóm phát triển nguyên mẫu iPhone là không được nhắc đến cái tên “Dự án tím” bên ngoài Purple Dom. Phía trên tường treo khẩu hiệu “Fight Club”. Forstall cho biết, phần lớn khối lượng công việc tập trung vào xây dựng giao diện iOS, mà ngay đến ông cũng thừa nhận đã “hiến dâng nhiều năm trời của đời mình vào công việc này”.

    Quy mô đội ngũ iPhone năm 2012 lên đến 2.000 nhân viên. Không chỉ dừng lại ở đó, các buổi tranh luận trước tòa đã cho thấy cách nhóm thiết kế công nghiệp tạo ra mẫu phần cứng như thế nào. Một trong những nhà thiết kế lâu đời của Apple, Christopher Stringer đã hé mở nhiều thông tin thú vị.

    [​IMG]
    Có lẽ iPhone 4 đã lấy cảm hứng từ nguyên mẫu cồng kềnh này.​


    Phần cứng và thiết kế công nghiệp

    Nhóm thiết kế công nghiệp của Apple thời điểm ban đầu gồm 16 thành viên. Họ là những cá nhân với những ý tưởng “điên cuồng” và cùng làm việc để tưởng tượng ra một thứ gì đó “siêu thực”, nhưng có thể áp dụng vào cuộc sống.

    Tất cả ý tưởng đều được vẽ trên một cái bảng, rồi mọi người cùng phản biện, đôi khi là “ném đá” không thương tiếc. Quá trình đó lặp đi lặp lại để chọn ra 50 mẫu ưng ý nhất.

    Không những thế, nhóm thiết kế còn phải làm việc chặt chẽ với nhân viên kỹ thuật để liên tục trao đổi thông tin. Với mỗi mẫu thiết kế đưa ra, hai bên đều phải xem xét liệu nó ảnh hưởng như thế nào tới độ bền sản phẩm, tính thân thiện với người dùng hay có gây cản trở tới vấn đề kỹ thuật hay không.

    Một số nguyên mẫu iPad có thêm chân đế

    [​IMG]
    Một nguyên mẫu iPad.​


    Microsoft Surface có chân đế là hình ảnh vốn đã rất quen thuộc, nhưng không ai biết rằng, Apple cũng từng thử nghiệm mẫu iPad với ý tưởng tương tự. Thiết bị được đỡ bằng một thanh trụ tròn quay quanh một trục ở mặt sau và có thể xếp gọn vào khe được thiết kế sẵn.

    [​IMG]
    Apple từng nghĩ đến mẫu iPad có chân đế.​


    Apple lúc đầu muốn một iPhone uốn cong

    Trong suốt phiên tòa, Stringer cũng tiết lộ ý tưởng iPhone đời đầu với thiết kế hai mặt kính cong. Nhưng sau đó, do chi phí để ghép mặt kính như thế quá đắt nên Apple đã bỏ qua.

    [​IMG]
    Giờ đây, chúng ta có thể “chiêm ngưỡng” nguyên mẫu iPhone cong hai mặt.​


    Apple có ý tưởng sản xuất xe hơi từ nhiều năm trước

    Giám đốc điều hành Phil Schiller nói rằng, công ty đã từng nghĩ tới nhiều sản phẩm khác nhau sau thành công của iPod. Họ phác thảo ý tưởng về máy ảnh chuyên dụng, xe hơi và một số thứ “điên rồ” khác. Cựu giám đốc điều hành Apple, Tony Fadell đã từng có lần nói chuyện với Jobs hồi 2008 về việc chiếc Apple Car trong tương lai sẽ trông như thế nào.

    Làm sao Apple giữ bí mật mã nguồn của iOS

    Mã nguồn của Apple được đặt ở mức bảo vệ cao nhất. Truy cập vật lý vào mã nguồn iOS bị giới hạn và chỉ cho phép một số nhóm nhân viên Apple được tiếp cận. Họ chỉ được truy cập vào từng phần nhất định, ngay cả nhóm phát triển phần mềm, bộ phận quản lý và bảo mật.

    Táo khuyết rất ghét chiến dịch “The next big thing is already here” của Samsung. Một thời gian, hãng công nghệ Hàn Quốc đã thành công trong việc đả kích người dùng trung thành của iPhone. Trong các email cá nhân công bố tại tòa, Phil Schiller cho thấy thái độ khó chịu khi Apple đã không có phản ứng phù hợp với các đòn tấn công từ đối thủ. Sự việc đi xa hơn nữa khi có ý kiến đề xuất với Tim Cook cần tìm một đơn vị quảng cáo mới.

    [​IMG]
    Chiến dịch "The next big thing is already here" có sức lan tỏa mạnh mẽ.​


    Đỉnh điểm năm 2012, Samsung đã tung ra hàng loạt video “dìm hàng” iPhone, một trong những quảng cáo nổi tiếng nhất mà bạn có thể xem dưới đây từng khiến Apple cảm thấy lo sợ. “The next big thing is already here” được đánh giá là một trong những chiến dịch truyền thông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công của Galaxy S3.

    Apple tiến hành nghiên cứu thị trường mỗi tháng

    Steve Jobs từng tuyên bố rằng Apple không cần nghiên cứu thị trường, nhưng điều này là không chính xác. Trong các buổi tranh luận tại tòa, lãnh đạo Apple đã nói rằng, họ tiến hành thu thập ý kiến người dùng mỗi tháng một lần.

    Chủ yếu, hãng thăm dò xem điều gì khiến khách hàng quyết định chọn iPhone thay vì điện thoại Android của Samsung, những tính năng họ dùng nhiều nhất, điều tra nhân khẩu học khách hàng và mức độ hài lòng của họ đối với từng khía cạnh trên iPhone. Điều đáng nói là những dữ liệu sau đó không được công bố với bất kỳ ai, ngoài các lãnh đạo cao cấp của Apple.

    [​IMG]
    Một bức thư của Steve Jobs cho thấy 2011 là năm "Thánh chiến" với Google.​


    Có lẽ, không quá bất ngờ khi Jobs coi Google là mối đe dọa hàng đầu. Trong một email hồi 10/2010, cựu CEO Apple từng nhắc rằng: 2011 sẽ giống như là một cuộc “thánh chiến với Google”. Đáng chú ý hơn, 6 tháng sau khi bức thư được gửi đi, Apple đã tiến hành kiện Samsung, nhà sản xuất điện thoại Android lớn nhất thế giới.

    Theo Zing



Share This Page

Tin mới nhất