Những điều mà người đời lầm tưởng về Game (P.2)

Hard
  1. Chúng ta tiếp tục đến với series những điều mà xã hội nói chung và giới ngoài game nói riêng hiểu nhầm về game.

    Trong số trước, chúng ta đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến Video Game mà mọi người thường hiểu nhầm, dẫn đến những nhận định sai lầm và suy nghĩ đôi khi tiêu cực. Nay chúng ta sẽ tiếp tục nối dài bảng danh sách này với các định kiến vốn bị gán ghép với thế giới ảo từ trước tới nay..

    Game khiến người chơi giảm nhận thức trước bạo lực

    Đây hẳn là một trong những điều liên quan đến game bạn được nghe thấy nhiều nhất trên báo đài trong và ngoài nước, được thực hiện bởi những con người dễ cả đời chẳng đặt tay lên game đến một lần. Trên tất cả, đó chỉ là sự phỏng đoán đơn thuần dựa trên ý kiến của một nhóm người với tầm nhìn hẹp, hoàn toàn không có bằng chứng thuyết phục và xác đáng.

    [​IMG]


    Chính vì thế, kết luận cuối cùng chỉ có thể nằm trong tay những nhà khoa học với các cuộc nghiên cứu chuyên sâu của mình. Theo đó, vào năm 2011, tạp chí Ứng Dụng Nhận Thức Tâm Lý Học công bố kết quả nghiên cứu xung quanh vấn đề này với 122 sinh viên tham gia thử nghiệm. Trong số 122 sinh viên này bao gồm những người đã chơi game với quãng thời gian hơn 6 tháng và những người gần như cả đời chẳng động tới game.

    Họ được lần lượt cho xem 150 bức ảnh với nội dung bạo lực và không bạo lực, xoay quanh lập luận người chơi game nếu có nhận thức kém trước bạo lực, sẽ khó nhớ hình ảnh bạo lực hơn. Nhưng kết quả lại cho thấy hai nhóm chơi game và không chơi game có sự phản ứng khá cân bằng nhau, loại bỏ hoàn toàn suy nghĩ chơi game càng nhiều, nhận thức về vấn đề bạo lực càng kém.


    Donkey Kong không phải là tên thật

    Những ai gắn bó với thế giới Mario hẳn đã quá quen thuộc với Donkey Kong, tựa game tiền thân cho thành công của anh chàng "thợ sửa ống nước". Tên game cũng chính là tên của nhân vật vật phản diện: Donkey Kong, với gốc tiếng Nhật là ドンキーコング. Nhưng điều đáng nói là nếu dịch từ tiếng Anh, Donkey lại mang ý nghĩa "con lừa", thực sự trái ngược với hình tượng của chú khỉ đột khổng lồ trong game. Nhiều người cho rằng đây hoàn toàn là một lỗi biên dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh của Nintendo, và tên thật của tựa game phải là "Monkey Kong" mới đúng.

    [​IMG]

    Nhưng sự thật lại không phải vậy. Cái tên Donkey Kong, bất chấp sự khập khiễng giữa nghĩa và hình đó, lại chính là chủ đích của nhà phát triển. Theo ông Shigeru Miyamoto, từ "Donkey" trong tiếng Nhật lại chỉ sự cứng đầu và bướng bỉnh, với từ "Kong" mang đúng ý nghĩa "Khỉ đột", hợp thành "Chú khỉ đột cứng đầu", hoàn toàn lớp lý từ mặt ngữ nghĩa đến nội dung.

    Chơi game làm giảm thị lực

    Lại là một lý do nữa mà rất, rất, rất nhiều người lấy ra làm cái cớ để ngăn cấm giới trẻ chơi game. Thực tế, điều này không những thiếu chính xác mà còn đi theo hướng hoàn toàn ngược lại. Một nghiên cứu của Đại Học Rochester - New York diễn ra vào năm 2003 (thời đại mà những chiếc màn CRT vẫn còn hiện diện) cho hay, người chơi game trong thời gian dài sẽ có khả năng quan sát cùng lúc nhiều hoạt động ở môi trường xung quanh, vượt xa người thường tới 30% số lượng vật thể có thể theo dõi.

    [​IMG]


    Một số bộ phận có thể tranh cãi rằng mình bị cận hay có các tật về mắt khi chơi game, nhưng trên thực tế mắt chúng ta vẫn có thể gặp phải những vấn đề tương tự trong một khoảng thời gian nhất định ở mọi hoạt động khác, từ xem phim, học tập, cho đến làm việc..

    Chơi game khiến bạn kém thông minh

    Thêm một áp đặt đầy định kiến nữa với Game, nhưng đã được các nhà khoa học giải cứu một cách ngoạn mục. Một nghiên cứu được thực hiện tại Berlin vào năm 2013 đã chứng minh chơi game thực chất có tác động tích cực đến khả năng hoạt động của não bộ. Theo đó, một nhóm những người trưởng thành được chơi game Super Mario 64 30 phút mỗi ngày trong vòng 2 tháng.

    [​IMG]



    Ngay lập tức nhóm này đã cho thấy sự phát triển chất xám vượt hơn hẳn so với nhóm không chơi game. Sự tăng trưởng về chất xám này tác động đến hồi hải mã, võ não trước trán và tiểu não.. liên quan tới khả năng nhớ, kỹ năng lái xe, năng khiếu hội họa hay các bộ môn hình ảnh khác, cho thấy chơi game sẽ kích thích khả năng hoạt động của đầu óc mạnh tới mức nào.​



Share This Page

Tin mới nhất