Những lý do gì khiến các team VainGlory Việt Nam dậm chân tại chỗ?

Mandy Meow

Hồ sơ game

All-Time Rating:
4.58333 24 votes
  1. Đã hơn 1 năm kể từ khi VainGlory xuất hiện tại Việt Nam, nhưng tốc độ đi lên chuyên nghiệp lại quá chậm so với các nước khác trong khu vực. Mặc dù, trình độ cá nhân của các game thủ Việt Nam luôn nằm trong top dẫn đầu.


    Kể từ khi VainGlory bập bễnh bước lên con đường trở thành một trò chơi eSport hàng đầu trên Mobile thì danh tiếng team Reborn của Việt Nam đã trở thành một cái tên vô cùng nổi trội tại khu vực Sea. Nổi nhanh nhưng không phát triển được, cũng không đạt được những thành tựu nào đáng kể. Vì một vài vấn đề chủ quan và khách quan khác nhau ảnh hưởng rất lớn tới những “mầm tốt” của các đội tuyển VainGlory nước nhà. Chúng ta hãy cùng điểm qua những nguyên nhân chính khiến các team VainGlory nước nhà vẫn chỉ nổi lên nhưng không thoát khỏi cái “ao làng” khu vực Sea.

    [​IMG]


    Nhân tài có nhưng không quy tụ

    Có thể dễ dàng nhận thấy, cứ ở bất cứ một tựa game MOBA nào thì cũng có một vài game thủ Việt Nam luôn nằm trong Top dẫn đầu. Nhưng, team thi đấu của nước nhà lại chưa thể được coi là mạnh ở khu vực. Một nghịch lý rất hài hước đang diễn ra ở làng game Việt. Lý giải cho điều đó chỉ có thể đến bởi lý do “nhân tài thường không thể quy tụ”. Tài thường đi đôi với tật, nhưng cái tài thường lấn áp đi cái danh “tật” của họ. Vì vậy, ở một team thi đấu chuyên nghiệp, thường chỉ có 1-2 nhân tài thực sự.

    [​IMG]
    Liệu trong một team có thể có 3 Mamamia ?


    Ở Việt Nam, nhân tài VainGlory không hề thiếu, có thể lập ra 2-3 team ngon nghẻ đi “đánh đông dẹp bắc” được ngay. Tuy nhiên, vì một vài lý do như: xích mích cá nhân (dễ xảy ra nhất), vị trí địa lý, công việc cá nhân… nên điều mong ước muốn có một team mạnh vẫn là một ẩn số.

    Bị “bóp” đường truyền

    Đây là vấn đề gây nhức nhối nhất trong cộng đồng VainGlory nước nhà. Khi wifi không thể đáp ứng được như cầu thì 3G lại càng gây ức chế hơn bởi sự chảnh choẹ của mình. Có người còn ví von “Mạng 3G ở Việt Nam như một cô nàng hotgirl mới nổi. Buồn thì lag, vui cũng lag, trời không mưa không nắng cũng lag…” Khi “khối u” này vẫn còn thì con đường đi lên chuyên nghiệp của các tuyển thủ VainGlory Việt Nam vẫn là một mong ước xa vời .

    [​IMG]
    Ping như thế này thì chỉ có thả tay để tướng tự khiêu vũ...


    Không ai có thể chơi một trận đúng phong độ với ping ba con số hay tồi tệ hơn là bốn… lúc đó chẳng khác gì tận thế đối với game thủ VainGlory. Khi chơi trong một giải đấu tầm cỡ khu vực thì với điều kiện ping như vậy thì các team của Việt Nam luôn nằm ở thế bất lợi. Một thực trạng đáng buồn với bất cứ game thủ nào tại Việt Nam.

    Không có nhà tài trợ

    Với bất cứ một đội tuyển eSport chuyên nghiệp thì luôn cần có ít nhất một nhà tài trợ đứng đằng sau hỗ trợ phát triển. Có thể nói, đây là quan hệ “hợp tác cùng phát triển”. Khi game thủ có thể an tâm tập luyện thi đấu, hỗ trợ các trang thiết bị tốt nhất. Thì bên tài trợ được quảng bá thương hiệu, đưa tên của họ tới gần với cộng đồng game thủ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nhà tài trợ của trò chơi MOBA lâu đời còn chưa làm được như thế thì nói gì tới VainGlory còn đang trên đà phát triển.

    [​IMG]


    Các vấn đề khác


    Điều đầu tiên cũng phải nói tới phần “gốc” của các cường quốc eSport khác so với Việt Nam. Điển hình như: Hàn Quốc và Trung Quốc - 2 cường quốc eSport hàng đầu trên Thế Giới. Có nhiều thắc mắc liên quan tới vấn đề “cùng chơi một thời điểm, tại sao họ lại nổi trội hơn mình nhiều như vậy?”. Trước tiên, họ có một “nền móng” vô cùng vứng chắc được hình thành và phát triển từ những: StarCaft, Dota, Dota 2.

    [​IMG]

    Tiếp đến, họ có một nền kinh tế phát triển, được đào tạo một cách bài bản, được đầu tư và lăng-xê như một ngôi sao. Và quan trọng nhất, thể thao điện tử ở nước ngoài được nhiều ban ngành đoàn thể quan tâm.




Share This Page

Tin mới nhất