Những phát hiện ngỡ ngàng sau khi nghiên cứu 10 triệu bình luận trên Steam

Phiêu Vũ
  1. Đây là một nghiên cứu của nghiên cứu của trường Đại học Queen’s University tại Canada.


    Khi mua game trên Steam, bạn có đọc bình luận của các người mua khác về nó không?
    Những bình luận ấy có ảnh hưởng tới ý muốn (mua hay không mua) của bạn không?
    Trường hợp nào thì bạn sẽ viết bình luận chê bai về tựa game mà mình vừa mua?

    Trên thực tế, dù cho mục bình luận của Steam vẫn luôn tràn ngập những bình luận vô dụng hay spam ác ý, thì chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng hệ thống này vẫn có những tác dụng vô cùng lớn, đối với cả người sử dụng lẫn các nhà phát triển. Trong một “mớ hỗn loạn” những bình luận đủ mọi thể loại, nếu dựa trên một vài tiêu chuẩn để điều chỉnh, chúng ta sẽ nhận ra bình luận của người chơi vẫn rất có quy luật.

    [​IMG]

    Gần đây, 4 nhà nghiên cứu của đại học Queen’s University (Canada) đã chọn lấy 10.954.956 bình luận của 6224 tựa game trên Steam rồi sử dụng phương pháp “key word” (tìm những từ mấu chốt) để tiến hành phân tích và thống kê, với hy vọng tìm ra được thói quen trong hành vi/bình luận của tập người dùng trên “chợ game ảo” lớn nhất hành tinh này.

    Ban đầu, mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá của người sử dụng Steam có gì khác so với đánh giá của người dùng trên App Store hay Google Play Store. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu lại khiến cho họ cảm thấy kinh ngạc và bất ngờ.

    Bắt đầu từ 2016, cuộc nghiên cứu này đã lấy mẫu của gần như toàn bộ các trò chơi trên Steam vào thời điểm ấy, chỉ trừ những tựa game có dưới 25 bình luận (phòng ngừa tình huống có người spam ác ý hoặc quảng cáo khiến kết quả thiếu chân thực). Sau đó, họ sắp xếp những trò chơi này theo thứ tự thời gian, rồi bắt đầu dùng công cụ để “thu hoạch” 10.954.956 lời bình luận – bao gồm đủ mọi loại ngôn ngữ, với 6.768.768 bình luận từ tiếng Anh – đồng thời cũng bài trừ những bình luận vô nghĩa như ký hiệu biểu cảm…Bên cạnh đó, thời lượng chơi game của người bình luận cũng được thu thập để tham khảo.

    Sau khi chỉnh lý và nghiên cứu, những nhà nghiên cứu trên đã thu được những kết quả kết luận vô cùng thú vị và bất ngờ:

    “Bình luận tiêu cực (chê) thường dài hơn so với bình luận tích cực (khen), nhưng chênh lệch không quá lớn.”_Nguyên nhân có lẽ là vì những người chơi không hài lòng với sản phẩm thường muốn được bày tỏ sự không hài lòng của mình chăng?

    [​IMG]


    “Những trò chơi trong giai đoạn Early Access thường có những bình luận dài hơn so với khi trò chơi đã chính thức ra mắt.”_Đây hẳn là bởi vì những người chơi tình nguyện chơi bản thử nghiệm chưa hoàn chỉnh cũng thường sẽ chấp nhận bỏ thêm chút thời gian để đưa ra ý kiến hoặc cảm nhận dài hơn.

    [​IMG]


    “Game trả phí thường sẽ có bình luận dài hơn – bất kể là khen hay chê.”_Bình luận của game miễn phí có độ dài trung bình khoảng 105 chữ, đối với game trả phí, còn số này là 215. Đây là hiện tượng dễ hiểu, vì chúng ta luôn “quan tâm” hơn tới những thứ khiến mình tốn tiền.

    “Kỹ năng ngôn ngữ (bao gồm lỗi chính tả, sai ngữ pháp…) được thể hiện trong các bình luận…ước chừng tương đương với học sinh lớp 8.”_Nói thật, con số này đã cao hơn so với ước đoán của các nhà nghiên cứu (nguyên văn).

    Ngẫu nhiên rút ra 472 bình luận, căn cứ vào nội dung cùng cách dùng từ, các nhà nghiên cứu lại đưa ra một vài kết luận khác:

    Bình luận của người dùng thông thường được chia thành 6 loại:

    [​IMG]


    6 loại bình luận trên chiếm tỷ lệ như sau (trên tổng số các bình luận):

    [​IMG]


    Tổng kết lại:

    Chỉ có 42% bình luận sẽ chỉ ra cho các nhà phát triển phải làm thế nào để cải thiện trò chơi của mình, hoặc hữu ích đối với tựa game tiếp theo của họ. Tỷ lệ này nghe có vẻ không cao, nhưng trên thực tế lại cực kỳ có ích, dù đó có là khen hay chê.

    Chúng ta thường cho rằng trò chơi có bug chính là nguyên nhân chính dẫn đến những lời chê bai của người chơi, nhưng thực tế chứng mình điều ngược lại: Game thủ tức giận vì bản thân thiết kế của trò chơi nhiều hơn rất nhiều so với tức giận vì bug. Có 34% bình luận chê bai là vì trò chơi không đạt yêu cầu, lớn hơn nhiều so với con số 8% của bình luận về bug. Hiển nhiên, người chơi để ý đến thiết kế hay dở của trò chơi nhiều hơn là đến việc nó có bug nhiều hay ít.

    [​IMG]

    Những lời bình luận chê bai thường có ích hơn nhiều so với những lời khen ngợi. Nghe rất đau lòng, nhưng rõ ràng là nếu các nhà làm game có thể “chịu đựng” và đọc hết những lời chê của người chơi, thì nó sẽ rất hữu ích cho sự tiến bộ của họ ở các tựa game sau.

    Trước khi bình luận, người chơi trung bình sẽ bỏ ra 13 tiếng rưỡi để trải nghiệm game. Ngoài ra, người chê thường bỏ ra nhiều thời gian hơn là người khen.

    Thông qua nghiên cứu này, chúng ta có thể thấy rằng nếu các nhà làm game bỏ qua không để ý đến những lời bình luận này, họ đồng thời cũng sẽ đánh mất cơ hội tốt nhất để cải thiện bản thân. Những lời bình luận này trên thực tế hữu ích hơn nhiều so với tưởng tượng ban đầu. Bên cạnh đó, số liệu và xu hướng bình luận cũng sẽ mang đến những dẫn dắt quan trọng, mà không chỉ đơn thuần là bản thân lời bình.

    Nếu tiếng Anh của bạn đủ tốt, bạn có thể truy cập vào địa chỉ này để tham khảo toàn bộ bản báo cáo của nghiên cứu. Tin rằng nó sẽ mang lại cho bạn nhiều hơn những thông tin thú vị.



Share This Page

Tin mới nhất