Những sinh vật huyền bí đáng sợ trong văn hóa dân gian Việt Nam (P2)

Lemon
  1. Đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của người Việt Nam vô cùng sinh động và phong phú.

    Cho đến nay thì ma, quỷ hay những hiện tượng siêu nhiên vẫn là bí ẩn đối với nhân loại. Có nhiều truyền thuyết hay câu chuyện về những sinh vật này vẫn chưa kết luận được có phải là hư cấu hay không. Và điều làm nên sự bí ẩn của ma, quỷ chính là giới hạn tri thức và hiểu biết của con người.

    Chú ý: Đây chỉ là những câu chuyện được thêu dệt và thông tin hoàn chưa được kiểm chứng. Mọi tên tuổi, sự vật, sự việc trong bài viết đều mang tính báo cáo chứ không xác nhận thông tin.

    Ma Thần Vòng

    Dân gian truyền tai nhau rằng nếu không may trong nhà có người chết vì treo cổ, thì khi lấy thi thể xuống, người ta phải mang sợi dây đi đốt ngay. Nếu không đốt thì một năm sau sẽ có một người khác chết theo cách tương tự và cũng ở vị trí đấy, nó sẽ mãi luẩn quẩn trong nhà và cứ mỗi năm lại khiến người nhà thay phiên nhau chết. Chính vì thế sợi dây ấy được gọi là sợi dây oan nghiệt.

    [​IMG]


    Oán khí của ma thần vòng sẽ tích tụ lại dưới chân người treo cổ, được gọi là hắc huyết, trông giống như một cục đất cứng có màu đen. Nếu lập đàn làm phép mà không lấy được nó lên thì chỉ tốn công vô ích. Vong hồn sẽ mãi lẩn khuất nơi mà hắc huyết đọng lại.

    Ma Trơi

    Theo như dân gian đồi thổi thì ma trơi là một loài ma có kích thước nhỏ, hình dạng giống như ngọn lửa có đốm xanh và hay trêu chọc người đi đường. Theo quan niệm tâm linh, loại ma này được cho là linh hồn của những đứa trẻ tinh nghịch không may chết sớm. Do chưa mang nhiều nghiệp chướng nhân gian nên loài ma này không bị đầy xuống địa ngục nhưng cũng không đủ duyên phận để siêu thoát. Trong khi chờ để đầu thai vào kiếp khác, những linh hồn tinh nghịch này rong chơi và hù dọa người qua đường.

    [​IMG]


    Chúng thường xuất hiện vào các đêm mưa phùn gió bấc, nhiều nhất là khoảng cuối mùa đông cho đến giữa mùa xuân. Ma trơi xuất hiện đơn lẻ hoặc thành một cặp, thường "hiện hồn" ở khu vực quanh nghĩa địa.

    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã từng đưa ra những lý giải về hiện tượng này dưới góc nhìn khoa học. Trong xương và não người có nhiều photpho, sau khi chết, các vi khuẩn sẽ phân hủy xác và sinh ra photphin (PH3) và điphotphin (P2H4). PH3 chỉ có thể bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ 150 độ C, tuy nhiên, do có lẫn P2H4 nên cả hai sẽ tự bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường. Ở nghĩa địa, những chất độc hại này len lỏi theo đất thoát ra và bốc cháy ngay khi tiếp xúc với không khí trên mặt đất. Đó chính là nguyên nhân tạo nên ngọn lửa đốm xanh lơ lửng trong không khí. Phản ứng hóa học này xuất hiện cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên ánh sáng ban ngày làm ta không nhìn thấy được, mà chỉ có thể hiện rõ vào ban đêm.

    [​IMG]
    Hình ảnh được cho là ma trơi đang lập lòe trên mặt nước.


    Nhưng có một điều mà khoa học cũng không thể lý giải được là tại sao ma trơi lại có thể rượt theo con người? Nếu chỉ là phản ứng hóa học thì tại sao ma trơi lại có thể bay lượn trước mắt người đi đường và cứ bám riết lấy họ cho đến khi có ánh sáng khác mới chịu tắt? Tại sao ở nhiều con đường rõ ràng là không có nghĩa trang, không chôn xác người hay động vật ở dưới nhưng vẫn có ma trơi?

    Ma Xó

    Khởi nguồn của ma xó là từ một sọ người của những người phù thủy xứ Miên, Thái truyền sang khu vực Tây Nam Việt Nam. Sọ của người chết bị oan ức là một trong những công cụ hữu hiệu nhất của các thầy pháp sư. Dần dà tục nuôi vong ma xó cũng xuất hiện.

    [​IMG]
    Ma xó thường được "nuôi" trong góc nhà.


    Đối với thầy pháp sư, ma xó giống như tay sai, được giao cho các việc như quan sát người mà thầy muốn hại, tìm xem nhà đó có gì, có quan hệ với những ai… Để nuôi ma xó, các thầy cần phải chăm sóc cẩn thận từ chỗ thờ cúng phải kín đáo và không ai được phép bước vào.

    [​IMG]
    Một bàn thờ ma xó.


    Tục nuôi vong ma xó xuất hiện khá lâu đời cho nên ăn sâu vào tiềm thức của con người, không chỉ đơn giản là thắp vài nén nhang là được. Nếu nhà nào muốn cầu may từ ma xó thì phải mời thầy đến ngồi cùng gia chủ hàng ngày trước bàn thờ, phải cầu khấn để thể hiện thành tâm với ma xó. Sau đó mang bát hương đó ra nghĩa địa vào đêm để nói chuyện với các linh hồn. Để may mắn hơn nữa, gia chủ có khi phải ngồi nhiều tiếng để kể lể, nghe lời ma xó chỉ bảo để xin may mắn.

    Ma Da

    Ma da hiểu đơn giản là những hồn ma dưới nước, có thể là sông, hồ, ao. Do Việt Nam có rất nhiều sông lớn, bãi biển và hồ nên việc người chết đuối thường xuyên xảy ra. Theo truyền thuyết, ma da thường là linh hồn của những người chết đuối mà không siêu thoát được, vì thế năm này qua năm khác cứ ở dưới đáy sông lạnh. Những ai bơi ở dưới nước nơi hoang vắng, hay một khúc sông, ma da sẽ xuất hiện từ bên dưới, kéo tay chân người đó rồi lôi xuống nước. Kết quả là nạn nhân dù có biết bơi và bơi rất giỏi cũng chết đuối.

    [​IMG]


    Ở Việt Nam, nơi có nhiều ma da nhất được cho là sông Đá, sông Lốt, sông Cái và các khúc sông, hồ sâu. Tại Hà Nội, Hồ Linh Đàm cũng là một nơi được cho có quá nhiều người chết đuối, tự tử, nhiều vong hồn và nặng ám khí.

    Ma da khi tìm được người chết thay sẽ leo được lên bờ, trên gò đống hay cành cây, thoát khỏi đáy nước lạnh lẽo. Có quan niệm còn cho rằng ma da khi kéo được người khác thế chỗ mình sẽ có thể siêu thoát, đầu thai. Xác chết sau khi bị ma da kéo đi sẽ không thể tìm thấy ngay lập tức. Vì thế mà ngày xưa, ở nhiều khúc sông người dân phải mời thầy về cúng viếng, hoặc có người tự tử thì phải hương nhang đầy đủ. Thậm chí lập đàn "xin xác" mới có thể tìm thấy xác nạn nhân.

    [​IMG]


    Ma da đôi khi có hình dạng như trẻ con, có lẽ vì thường chỉ trẻ con mới hay chết đuối khi bơi. Đôi khi lại được kể là đen đúa hoặc xanh nhớt, trơn như rong rêu bám dưới đáy sông. Mặc dù không ai gọi tên ma da thường xuyên nữa, nhưng quan niệm người chết đuối dìm chết người sống vẫn phổ biến ngay cả ở thời hiện đại.

    Linh Miêu

    Người ta cho rằng linh miêu là đứa con sinh ra từ sự phối hợp quỷ quái và rất hy hữu giữa một con mèo cái đen tuyền với một con rắn hổ chỉ ăn loại thịt duy nhất là thịt cóc. Linh miêu ra đời không phải ở một làng xóm, ở một ngôi nhà có chủ nào hết, mà thường ra đời trong một ngôi miếu hoang, một bờ ao vắng hoặc dưới một khu đầm lầy.

    Thức ăn của linh miêu cũng theo khẩu vị của loại rắn hổ, nghĩa là rất khoái ăn thịt cóc sống. Khi trưởng thành, linh miêu quay trở về nơi mẹ của nó từng sinh sống, thích ngồi trên những gác ba của ngọn cây hoặc leo lên những nóc nhà nhìn xuống. Nếu nửa đêm, những sinh vật nào vô phúc gặp tia mắt đỏ ngầu của linh miêu trừng nhìn thì tức khắc chúng sẽ trở nên tê liệt không cử động được. Ví như các loài chuột, loài chim, sẽ đứng trân như chết để đợi linh miêu đến gần vồ lấy ăn thịt, hoặc dùng móng vuốt cào xé, giỡn hớt dưới ánh trăng một lúc lâu, rồi mới vứt xác ra xa như vứt một món đồ chơi đã chán.

    [​IMG]


    Người ta đồn, nếu linh miêu bất ngờ nhảy qua một thi hài đang khâm liệm trong nhà thì người chết ấy sẽ từ từ ngồi dậy thành quỷ nhập tràng. Quỷ nhập tràng có thể đứng lên, mắt cứ mở trừng trừng cả đêm ngày, đưa đĩa cơm với nước uống đến xác chết vẫn dùng hết, nhất là biết lựa ra những miếng thịt tươi đỏ, những món sống chưa nấu chín để đưa vào miệng một cách khoái khẩu.

    Đến khoảng chạng vạng khi trời sập tối, hoặc vào lúc nửa đêm có trăng, thường đi qua đi lại trong nhà với bộ dạng cứng đơ tựa như người gỗ hoặc người máy, vì các khớp xương của người chết khi hóa quỷ nhập tràng cứ như bị siết chặt bằng đinh vít vào nhau nên không thể cử động bình thường nổi. Nhà nào có quỷ nhập tràng thì ngay giữa trưa vào giờ ngọ, khi mặt trời đứng bóng, trong nhà khí phần vẫn lạnh lẽo, u ám như cõi âm. Càng về đêm, xung quanh nhà có nhiều tiếng động lạ, lúc than khóc như tiếng con nít, lúc thì thào dọa dẫm như tiếng người lớn chết oan…

    Ma Gà

    Ma gà còn được biết đến với nhiều cái tên như mà chài, ma ngũ hải, ... phổ biến ở những vùng núi phía Bắc hay các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là với dân tộc Tày và Nùng.

    [​IMG]


    Loại ma này sẽ giúp cho chủ nhân, tức những người nuôi ma gà trông nhà trông của. Nhà có ma này trông coi thì chẳng bao giờ sợ mất đồ mất của bởi hễ có kẻ nào cả gan lẻn vào nhà trộm cắ thì dù có nhanh nhẹn thế nào, hóa trang ra sao cũng sẽ bị ma gà đi theo, nhẹ thì khiến kẻ đó lên cơn điên dại, nặng thì mất mạng do bị con ma ăn hết ruột gan mà chết.

    Nhà nuôi ma gà ngoài ban thờ tổ tiên thì phải có thêm ban thờ ma đặt ở nơi khuất tối trong nhà, ít người qua lại. Riêng ma thì được nuôi trong chum, đậy kín, để ở xó nhà kín đáo, tránh để người ngoài nhìn thấy. Hàng tháng, gia chủ phải chọn một ngày nhất định, tắm rửa sạch sẽ rồi khấn vái làm lễ, dâng đồ ăn cho ma. Còn những dịp đặc biệt như lễ, tết thì gia chủ còn phỉa cúng ở bàn thờ ma gà trước rồi mới đến bàn thờ gia tiên nhà mình.

    Gia chủ phải nhớ ngày cho ma ăn, vì là ma gà nên rất thích ăn gà sống, bởi vì chỉ cần ma đói là sẽ xảy ra những chuyện không thể lường trước được. Ma gà ó thể sẽ nhập vào ai đó trong nhà đòi ăn hoặc nghiêm trọng hơn là bắt chính chủ nhà làm thức ăn.

    (Hết)



Share This Page

Tin mới nhất