Pokemon Go - Những chuyện chưa kể (Phần 2)

Ngô Hải Linh
  1. Không ngờ được đằng sau Pokemon Go lại ẩn chứa những chuyện như thế…

    Tiếp tục những "chuyện đó đâu ai ngờ" đằng sau Pokemon Go

    4. Một trong những game có nhiều bản fake nhất

    Pokemon Go ra mắt người dùng ở Bắc Mỹ, Úc và New Zealand từ ngày 6/7/2016 trên 2 hệ điều hành AndroidIOS và đến ngày 15/7 mới đến lượt trị trường châu Âu và châu Á. Khoảng cách 9 ngày đó thực sự không đơn giản đối với những người đã tải những phiên bản lậu hoặc giả mạo Pokemon Go với những lời giới thiệu luôn khẳng định “là bản chính thức thực sự”.

    [​IMG]


    Có ít nhất 43 ứng dụng Pokemon Go giả đã bị phát hiện mà hầu hết chúng đều gây nhiều khó chịu và phiền toái k mong muốn đối với người dùng đã “lỡ tải”. Những ứng dụng này thường kèm theo quảng cáo hoặc mời tải những ứng dụng khác hoặc thậm chí là kiểm soát điện thoại của người dùng mà họ không hề hay biết nhưng thâm nhập dữ liệu cá nhân hoặc tự động tải các phần mềm không cần thiết. Pokemon Go thì đã quá nhiều người biết nhưng những phiên bản nhái lại một cách đầy nguy hiểm như thế này thì không phải ai biết.

    5. Pokemon Go bị cấm ở Ả-rập Saudi.

    Pokemon Go nhanh chóng phổ biến ở Trung Đông. Nhưng ở Ả-rập, người ta ban hành một “fatwa” – lệnh cấm thuộc đạo Hồi đối với Pokemon Go, chiểu theo một “fatwa” trước đó từng áp dụng với game Pokemon đầu tiên phát hành 1996. Lí do của lệnh cấm này bởi người ta lo sợ về khía cạnh “khuyến khích báng bổ và cờ bạc” mà Pokemon Go có thể gây ra.

    [​IMG]


    6. Pokemon Go khuyến khích người chơi vận động nhiều hơn…hoặc là không.

    Trong khi Pokemon Go giúp người chơi vận động nhiều hơn khi buộc game thủ phải rời khỏi chỗ, ra ngoài đi loanh quanh để bắt Pokemon thì một vài người vẫn thích chơi video games vì chỉ cần ngồi yên một chỗ. Khi kết hợp Pokemon Go với Uber, ta sẽ có một mô hình trực tuyến tương tác thực và hiện tượng này đã có mặt ở New York, San Francisco,… và được quảng cáo trên trang quảng cáo Craiglist.

    [​IMG]


    Dịch vụ này có quyền yêu cầu lái xe đưa bạn đi lòng vòng để bạn săn pokemon cho mình. Một vài lái xe còn hứa hẹn cung cấp cho người chơi một thứ còn giá trị hơn cả Legendary Mew: là sạc điện thoại. Giá của dịch vụ săn Pokemon sang chảnh là khoảng 30 USD/giờ. Có lẽ khẩu hiệu của Pokemon Go sẽ không còn là “Gotta catch ‘em all” mà với dịch vụ này sẽ chuyển thành “Gotta pay ‘em all”!

    [​IMG]


Share This Page

Tin mới nhất