Samsung đang dùng một chiêu trong 36 kế binh pháp Tôn Tử để đe dọa OPPO?

Emily
  1. Như chúng tôi đã bình luận về việc Samsung tung ra mẫu quảng cáo "khiêu khích" điện thoại Sơn Tùng, kể từ đó đến nay, Samsung vẫn rất quyết liệt đưa mẫu J7 Prime của mình lên cạnh tranh với OPPO F1s. Bài viết dưới đây sẽ phân tích hai khía cạnh của chiến lược cạnh tranh trực diện này.

    Chiến lược chọn giá khôn ngoan

    Tuy được ra mắt muộn màng hơn nhưng chiếc J7 Prime cũng được đặt chung tầm giá với OPPO F1s. Trên thực tế, giá thành hai chiếc máy này không chênh nhau là bao.​


    [​IMG]
    Giá thành 2 smartphone tầm trung hot nhất hiện nay (Theo FPT Shop)


    Giữa hai dòng máy cùng phân khúc, tầm giá, cấu hình, chất lượng chưa ai so sánh, rõ ràng người tiêu dùng sẽ bị hút vào chiếc máy có thương hiệu nổi bật hơn. Là cái tên hàng đầu về thiết bị di động nhiều năm nay, không khó hiểu khi Samsung dễ dàng chiếm được cảm tình người tiêu dùng hơn so với một chiếc máy mang thương hiệu Trung Quốc. Samsung cũng "không phải dạng vừa" khi vẫn giữ mức giá cao hơn một chút để nâng thương hiệu của mình lên.

    Phản khách vi chủ

    Một trong 36 kế Binh pháp Tôn Tử đã được Samsung áp dụng, giải thích ngắn gọn, chiêu này là "Từ chỗ là khách biến thành vai chủ, lấn dần dần đất của địch để đến chỗ địch không còn chỗ đứng". Ở phân khúc tầm trung, OPPO đang là "chủ", Sơn Tùng MTP cũng đang là "chủ" trong mặt trận giải trí, luôn nằm trong top từ khóa hot nhất khi được tìm kiếm. OPPO được lợi cực nhiều từ việc này. Để đối phó, Samsung ngay lập tức sử dụng "kẻ hủy diệt" Isaac làm đại diện cho J7 Prime, nhưng quan trọng nhất là họ làm TVC để đá đểu điện thoại Sơn Tùng kia.​


    [​IMG]


    Lợi ích thứ nhất và khỏi phải bàn cãi đó là tạo tiếng vang cho sản phẩm, nhất là với dàn sao hùng hậu góp mặt và được chạy quảng cáo theo cả từ khóa "OPPO Sơn Tùng" (Samsung mua luôn cả quảng cáo từ khóa của chính OPPO, rất dị và hiểm). Mặc dù nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều, nhưng chính điều đó đã nhanh chóng biến đoạn clip quảng cáo này trở thành chủ đề nóng trên mạng, giúp phạm vi quảng bá cho máy được rộng rãi hơn. Sự góp mặt của các tên tuổi lớn trong làng giải trí như Issac 365, Min, Lan Ngọc, Salim... cũng như một đòn đánh mạnh đến tâm lý của giới trẻ - đối tượng chủ yếu của phân khúc giá rẻ và tầm trung.

    Thứ hai, video quảng cáo đầy thách thức này cũng khiến nhiều người dùng đang đắn đo phải cân nhắc xem liệu có nên mua OPPO hay không. Sau khi so sánh cấu hình, tầm giá,..., họ sẽ lại tiếp tục quay về với vấn đề đã nêu ở trên: nên chọn một thương hiệu lâu năm đến từ Hàn Quốc hay một thương hiệu non trẻ của Trung Quốc? Đây chính là khi Samsung đạt được mục tiêu tạo hiệu ứng kép cho mẫu quảng cáo đầu tư công phu của mình.

    Sử dụng chính ngón võ của người Trung Quốc để đối phó với hãng điện thoại Trung Quốc, thế mới thấy Samsung quả thực là cao tay.

    Kết quả là trước thời điểm J7 Prime ra mắt, OPPO F1s là một trong những mẫu máy hút khách nhất trong phân khúc 6 triệu. Tuy nhiên, ngay khi Galaxy J7 Prime ra mắt, OPPO F1s đã ngay lập tức chứng kiến sự tụt dốc. Theo số liệu được chia sẻ bởi CellphoneS - một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất nước ta, doanh số của OPPO F1s đã giảm 40% sau sự xuất hiện của Galaxy J7 Prime.

    Sự cố Note7 đã khiến Samsung tập trung nhiều hơn vào phân khúc giá rẻ tầm trung và khiến cuộc cạnh tranh ở phân khúc này, vốn đã gay cấn, nay càng thêm phần quyết liệt. Chắc chắn, người dùng sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ sự cạnh tranh này. Giờ đây, chúng ta hoàn toàn có thể sở hữu những chiếc smartphone giá rẻ không chỉ đẹp, mạnh, tốt, mà còn đến từ các thương hiệu có tiếng, chứ không chỉ là các nhãn hàng đến từ Trung Quốc như trước đây nữa.

    Theo GenK


Share This Page

Tin mới nhất