Smartphone Android - 3 thách thức lớn nhất với hãng sản xuất

Bomer
  1. Thị trường smartphone Android vừa chứng kiến một quý ảm đạm. Samsung tuyên bố lợi nhuận sụt giảm quý thứ 5 liên tiếp với mảng di động giảm 37,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Nếu không muốn tiếp tục nhận được những bản báo cáo lỗ như hiện nay, các nhà sản xuất Android buộc phải vượt qua 3 thách thức lớn. HTC lỗ thực 250 triệu USD. Mảng thiết bị di động của Sony lỗ tới 184 triệu USD. Tình hình của LG có khá khẩm hơn một chút với doanh số mảng di động tăng 1%.

    Bạn nghĩ rằng các đối thủ Trung Quốc thì khả quan hơn? Không phải vậy, bởi Lenovo cũng sụt giảm lợi nhuận cho dù doanh thu tăng. Hai hãng Huawei và Xiaomi có chút tăng trưởng thị phần nhưng không rõ họ kiếm được bao nhiêu lợi nhuận, bởi ai cũng biết rằng để bán được smartphone với giá rẻ như vậy Xiaomi đã phải cắt giảm mọi chi phí có thể.

    Quý 2 năm 2015, số lượng smartphone bán ra tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tại sao hãng nào cũng báo lỗ? Vấn đề là gì?

    Giảm giá


    Cuộc chiến khốc liệt nhất trên thị trường hiện này thuộc về những smartphone giá rẻ. Giá bán trung bình của một smartphone Android ngày càng sụt giảm và chưa bao giờ giảm xuống thấp như hiện nay. Năm 2010, giá trung bình của một smartphone là 441 USD, và trong năm ngoái con số này chỉ là 254 USD. Trong năm nay con số này dự kiến sẽ còn thấp hơn nữa.

    Khung giá bị thắt chặt. Các nhà sản xuất không thể kiếm được lợi nhuận như cũ khi giá bán trung bình sụt giảm, trừ khi bạn phải tìm được cách nào đó để cắt giảm chi phí. Nhưng điều thực sự đang xảy ra là mọi chi phí đều tăng lên. Vấn đề này sẽ được đề cập rõ hơn ở bên dưới.

    Làm thế nào để tạo nên sự khác biệt?

    [​IMG]

    Điều gì khiến một chiếc smartphone nổi bật hơn so với các đối thủ. Sự phổ thông hóa đã khiến cho những sản phẩm smartphone trên thị trường trông khá tương tự nhau, nếu không muốn nói là giống hệt nhau. Những tính năng quan trọng mang tính đột phá bạn từng nhìn thấy trên một smartphone siêu phẩm là gì? Cảm ứng sinh học, khả năng chống nước hay cảm biến nhịp tim? Vậy từ model trước tới model sau, bạn có nhận thấy sự thay đổi lớn nào không?​


    Có một cách để các nhà sản xuất giúp sản phẩm của mình nổi bật đó là chi tiền vào marketing, nhưng điều này sẽ rất tốn kém và cũng không đảm bảo đem lại hiệu quả doanh thu. Các công ty cũng có thể mắc sai lầm và rồi vung cả đống tiền vào một chiến lược không hiệu quả. HTC chính là một ví dụ điển hình của điều này. Hãng này không thể không đón lấy thất bại cay đắng với một chiến lược quảng cáo tồi tệ và việc ra mắt một smartphone trông không khác gì chiếc đã ra năm trước.

    Phần lớn các nhà sản xuất smartphone Android cho ra đời hàng loạt những sản phẩm với các model khác nhau nhưng lại chẳng khác nhau là mấy. Điều này khiến người dùng bị nhiễu loạn và cũng gây tác động đến chính nhà sản xuất. Samsung là ví dụ điển hình của điều này. Gã khổng lồ Hàn Quốc luôn muốn bán những chiếc smartphone ở phân khúc cao cấp nhưng lại chấp nhận tung ra những sản phẩm phù hợp với những khách hàng có nhu cầu smartphone giá rẻ, phần cứng cơ bản. Khi những khách hàng này thay đổi và muốn một chiếc điện thoại tốt hơn, bạn nghĩ có còn muốn chọn các sản phẩm của Samsung nữa không? Có lẽ là không. Món lợi nhỏ từ những chiếc điện thoại giá rẻ đã làm ảnh hưởng tới giá trị thương hiệu của Samsung và họ đánh mất khách hàng.

    Chi phí ngày càng tăng

    [​IMG]


    Giá bán trung bình giảm, điều này sẽ chẳng sao cả nếu chi phí sản xuất smartphone cũng giảm. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Các nhà sản xuất liên tục bổ sung các tính năng mới và cố gắng tạo ra sự khác biệt cho những sản phẩm của mình. Để làm được như vậy, đương nhiên chi phí sản xuất phải tăng. Về vấn đề này, Samsung lại là một ví dụ điển hình. Hãng này luôn muốn các smartphone của mình sở hữu ngày càng nhiều tính năng. Giá sản xuất chiếc Galaxy S5 là 256 USD, giá sản xuất chiếc S4 là 236 USD, nhưng giá bán ra của hai sản phẩm này lại bằng nhau. Vậy là Samsung buộc phải “thả rơi” 20 USD cho mỗi sản phẩm S5 bán ra.

    Một vài nhà sản xuất cố gắng “cắt đầu cắt đuôi” để giảm bớt chi phí hoặc phớt lờ các tính năng mới để khiến chi phí sản xuất không bị “đội lên”. Ví dụ như các tính năng giúp smartphone bền hơn như chống nước, chống bụi đã bị Samsung và các nhà sản xuất khác cố tình “lơ đi”. Chẳng phải họ không có công nghệ để thực hiện điều này mà vấn đề là ở chỗ, muốn có thêm tính năng, smartphone của họ hoặc phải bán với giá cao hơn hoặc lợi nhuận phải cắt giảm thêm. Liệu có thể sản xuất những chiếc “superphone” vừa nhiều tính năng vừa tạo ra lợi nhuận không?

    Chiếc Galaxy S3 đã bán được rất nhiều sản phẩm, thậm chí trong vòng vài năm kể từ khi thiết bị này được tung ra. Nếu số lượng sản phẩm tăng lên đến một con số nhất định nào đó thì Samsung chắc chắn sẽ tìm được cách cắt giám chi phí sản xuất. Nếu những chiếc điện thoại mới không bao giờ đạt đến con số này thì chi phí sẽ không thể giảm. Mặt khác, một chiếc smartphone sẽ buộc phải giảm giá nếu nó ra đời đã lâu hoặc không ai muốn mua nó. Người tiêu dùng đương nhiên muốn sở hữu những sản phẩm đời mới nhất. Thế nên dù kinh phí không cắt giảm nhưng giá bán ra lại buộc phải giảm.

    Vậy tại sao Apple lại không rơi vào tình cảnh này


    Theo báo cáo của Canaccord Genuity, 92% lợi nhuận ngành sản xuất smartphone đều rơi vào túi Apple. Con số này thực ra đã giảm 1% so với quý trước. Samsung nắm giữ 15% lợi nhuận và dĩ nhiên tổng số phần trăm của hai ông lớn này chẳng đủ 100% vì các hãng khác đều báo lỗ. Samsung bán được nhiều hơn Apple 20 triệu smartphone nhưng lại không thu về được nhiều bằng Apple. Tại sao lại vậy?​


    [​IMG]
    So sánh giá bán trung bình của smartphone Android và iPhone

    Nếu đọc kỹ về 3 thách thức lớn vừa được nêu ở trên, bạn sẽ thấy Apple đã vượt qua được cả 3. Giá bán trung bình của một chiếc iPhone trong thời điểm hiện tại là 687 USD, tức là gấp 3 lần giá bán trung bình của một sản phẩm Android. Những sản phẩm của Apple nổi trội hơn vì mỗi năm số lượng model mới được tung ra rất ít và toàn là những sản phẩm ở phân khúc cao cấp. Những chiếc iPhone của Apple chạy trên một nền tảng riêng và sở hữu một thương hiệu rất mạnh. Theo IHS, giá sản xuất chiếc iPhone 6 chỉ vào khoảng 200 USD, và giá sản xuất iPhone 5S hay iPhone 5 cũng chỉ khoảng như vậy. Vậy mà chúng ta vẫn chấp nhận “dốc hầu bao” mua iPhone dù biết bị Apple “chặt chém”.

    Người tiêu dùng có lợi


    Bạn đừng quên rằng không phải điều gì tốt cho các nhà sản xuất thì sẽ tốt cho chúng ta. Người tiêu dùng muốn những chiếc smartphone tốt nhất với mức giá thấp nhất và chúng ta đang được tận hưởng điều này trong hoàn cảnh hiện tại. Nhưng có lẽ tình trạng này sẽ chẳng kéo dài lâu. Những thương hiệu mới sẽ ra đời cùng với những smartphone “đình đám”, trang bị hàng loạt tính năng hấp dẫn. Và họ sẽ vẫn kiếm ra lợi nhuận từ “túi” của người tiêu dùng

    Theo ICTNews


Share This Page

Tin mới nhất