SpaceX phóng và hạ cánh thành công tên lửa Falcon 9, lịch sử bước sang trang mới

Emily
  1. Ngay sau khi sứ mạng hoàn tất, CEO SpaceX - Elon Musk đã nhanh chóng live stream để thông báo về thành công mang tính lịch sử lần này

    Ngày 30/3/2017 vừa qua đã trở thành một cột mốc quan trọng trong lịch sử SpaceX nói riêng và cả ngành hàng không vũ trụ nói chung bởi sau khi được phóng lên quỹ đạo và hạ cánh thành công hồi tháng 4 năm ngoái, tên lửa Falcon 9 mới đây được phóng lên thêm một lần nữa từ sân bay vũ trụ mũi Canaveral, Florida, chở theo một vệ tinh thông tin liên lạc lên quỹ đạo và cuối cùng, hạ cánh an toàn xuống sà lan trên Đại Tây Dương.


    “Điều đó có nghĩa là bạn có thể phóng và tiếp tục phóng nhiều lần động cơ đẩy vốn là thành phần mắc tiền nhất của tên lửa. Sau hết, đây sẽ là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.”

    Còn nhớ từ năm 2011, SpaceX bắt đầu tiến hành phát triển tên lửa đẩy có thể tái sử dụng nhiều lần và xem đây là sứ mạng quan trọng nhất của họ. Cho tới hiện tại, tất cả các tên lửa đẩy về cơ bản đều chỉ có thể sử dụng một lần và sẽ bị vứt đi. Nói cách khác, cứ mỗi sứ mạng thì người ta lại chế tạo một tên lửa mới với giá hàng chục triệu đô. Bởi thế, SpaceX muốn tái sử dụng tên lửa đẩy nhằm tiết kiệm chi phí cho mỗi lần phóng.

    Lại nói về tên lửa tái sử dụng Falcon 9. Trên thực tế thì SpaceX không hẳn là sử dụng lại toàn bộ tên lửa đẩy mà thay vào đó, họ sử dụng tầng đầu tiên - tức là một phần lõi 14 tầng bên trong Falcon 9 chứa động cơ chính và phần lớn nhiên liệu cần thiết cho lần phóng. Khoảng vài phút sau khi cất cánh, tầng đầu sẽ tách ra khỏi phần đầu của tên lửa và sau đó được điều khiển trở về Trái Đất, có thể là hạ cánh xuống mặt đất hoặc trên một chiếc sà lan ngoài biển.

    [​IMG]

    Được biết trước sứ mạng này, SpaceX đã thử nghiệm tổng cộng 13 lần hạ cánh tên lửa và 8 lần đã thành công. Lần này, không chỉ là lần thứ 9 họ hạ cánh thành công tên lửa mà ngoài ra, còn chứng minh rằng Falcon 9 có thể lên vũ trụ 2 lần và thậm chí là thêm lần thứ 3 bởi nó đã an toàn hạ cánh xuống. Musk phát biểu: “Chúng tôi đã phải mất 15 năm để đạt được thành công này, một quãng thời gian quá dài. Chúng tôi đã trải qua nhiều bước đi đầy khó khăn nhưng tôi tự hào về SpaceX bởi đã có thể đạt được thành tựu kinh ngạc trong lịch sử hàng không vũ trụ.”

    Chiếc tên lửa hạ cánh xuống sà lan mới đây là chiếc Falcon 9 thứ 2 mà SpaceX hồi phục lại. Nó đã được sử dụng để đưa mô đun chứa hàng CRS-8 của hãng lên trạm không gian quốc tế ISS. Hồi 8/4 năm ngoái, tên lửa đã đưa hơn 3 tấn hàng tiếp tế, bao gồm cả mô đun thổi phồng BEAM của NASA lên ISS. Sau khi phóng, tên lửa đã hạ cánh xuống sà lan tự hành mang tên "Of Course I Still Love You” (Dĩ nhiên là anh vẫn yêu em). SpaceX quyết định sẽ phóng tên lửa Falcon 9 này lên bởi họ muốn giữ tên lửa đầu tiên mà họ từng hạ cánh thành làm kỷ niệm. Hiện mô đun này đang được trưng bày ở trụ sở SpaceX ở Hawthorne, California.

    [​IMG]

    Không chỉ làm nên lịch sử trong lĩnh vực hàng không vũ trụ mà lần này, Falcon 9 còn hoàn thành xuất sắc sứ mạng của nó: giúp đưa một vệ tinh viễn thông của công ty SES lên quỹ đạo. Vệ tinh này gọi là SES-10, sẽ hoạt động ở quỹ đạo khoảng 35,5 km và cung cấp dịch vụ viễn thông dành riêng cho các nước Mỹ La tin. SpaceX khẳng định rằng SES-10 đã đi vào hoạt động thành công sau không lâu sau khi phóng.

    Phía SES cũng bày tỏ sự tự hào khi được trở thành công ty đầu tiên có hàng đưa lên bằng tên lửa tái sử dụng. Trước đây, chủ tịch SpaceX là Gwynne Shotwell từng nói rằng hãng sẽ giảm giá lên tới 30% cho các khách hàng dùng tên lửa tái sử dụng. Giá của mỗi lần phóng tên lửa Falcon 9 vào khoảng từ 60 triệu đô còn phóng bằng tên lửa tái sử dụng thì vào khoảng 40 triệu đô. Đối với lần phóng đầu tiên này, Shotwell cho biết sẽ giảm giá nhiều hơn 10%, tuy nhiên con số chi tiết thì vẫn chưa được SES tiết lộ.

    Giới quan sát nhận định rằng nếu SpaceX muốn tối đa hóa lợi ích kinh tế từ các tên lửa tái sử dụng, cách tốt nhất là phóng chúng lên với tần suất càng cao càng tốt. Nhưng trước khi một tên lửa có thể phóng lên lần nữa, nó phải được kiểm tra kỹ lưỡng, làm mới và thử nghiệm vài lần để đảm bảo sẵn sàng sử dụng. Một quy trình như vậy có thể mất tới 4 tháng nhưng SpaceX cho biết đang tìm cách giảm thời gian xoay vòng. Theo kế hoạch, họ dự định sẽ phóng tổng cộng 6 tên lửa tái sử dụng trong năm nay.

    Theo TinhTe


Share This Page

Tin mới nhất