Sự thật đằng sau lý do Microsoft đóng cửa Tango Gameworks, studio tạo ra Hi-Fi Rush

Phiêu Vũ
  1. Hóa ra Microsoft chỉ vì không muốn gặp phiền phức với Luật bảo hộ người lao động tại Nhật Bản nên đã đi đến quyết định đột ngột này.

    Hi-Fi Rush, nếu như các bạn chưa biết, là một tựa game hành động dựa trên nhịp điệu siêu thành công được phát hành vào đầu năm 2023. Trong khi người chơi đang phải trải qua một đợt “khủng hoảng” với những “siêu phẩm” như Forspoken hay Gollum, Hi-Fi Rush hiện lên như một “dòng nước trong” làm thỏa cơn khát game hay của game thủ. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau đó, studio làm ra tựa game, Tango Gameworks, lại bị Microsoft đóng cửa một cách đột ngột.

    [​IMG]


    Tại sao lại là đóng cửa? Nếu studio đang thua lỗ, tại sao không chỉ sa thải một phần và giữ phần còn lại, như cái cách các hãng game lớn vẫn đang liên tục thực hiện trong vài năm gần đây? Chẳng nhẽ Tango Gameworks, một studio tại Nhật Bản, lại thực sự thua lỗ đến mức không thể giữ lại? Lý do, hóa ra vừa phức tạp, cùng vừa đơn giản.

    Gần đây, Tiến sĩ Serkan Toto, người đứng đầu công ty tư vấn trò chơi độc lập Kantan Games, đã có một cuộc phỏng vấn với GamesIndustry.Biz và lý giải sự thật đằng sau quyết định của Microsoft. Để biết thêm, Tiến sĩ Toto thường thực hiện các nghiên cứu về ngành công nghiệp trò chơi điện tử của Nhật Bản, bán các tác phẩm của mình cho ngành tài chính cũng như công ty game trên toàn cầu. Nói cho dễ hiểu, anh là một người có chuyên môn cao và hiểu rõ về ngành công nghiệp game Nhật Bản.

    [​IMG]


    Đầu tiên, cần biết rằng thị trường trò chơi nội địa Nhật Bản đang rất phát triển, đến mức các công ty game đang tiến hành tăng lương để giữ chân các nhà phát triển của họ. Tango Gameworks là một ngoại lệ.

    Tango Gameworks được thành lập bởi Shinji Mikami, một công ty Nhật Bản hoàn toàn. Tuy nhiên, do vấn đề tài chính, Mikami đã tìm kiếm sự hỗ trợ của Bethesda Softworks. Bethesda đã sắp xếp để công ty mẹ Zenimax mua lại studio ngay sau khi nó được thành lập vào năm 2010.

    [​IMG]


    Tango dưới sự chỉ đạo của Zenimax đã tạo ra The Evil Inside 1 & 2 và Ghostwire Tokyo. Vào năm 2021, Zenimax đã được Microsoft mua lại và chính dưới thời Microsoft, Tango đã phát hành Hi-Fi Rush. Như chúng ta đã biết, hơn một năm sau khi Hi-Fi Rush phát hành, Microsoft đã quyết định đóng cửa Tango Gameworks.

    Vậy tại sao Microsoft lại đóng cửa Tango Gameworks, trong khi các công ty game khác tại Nhật Bản lại đang phát triển mạnh. Cần biết, Nhật Bản có những điều luật rất rõ ràng để bảo vệ người lao động. Hóa ra, đây lại chính là nguyên nhân. Tiến sĩ Toto giải thích:

    Khác nhau gần như đêm và ngày. Ở Nhật Bản, luật pháp bảo vệ người lao động. Ở Mỹ, luật pháp bảo vệ công ty. Về phần châu Âu, nó nằm đâu đó ở giữa. Việc sa thải nhân viên ở châu Âu không dễ [như] ở Mỹ, nhưng nhân viên toàn thời gian ở đó cũng không dễ giữ được công việc của mình như ở Nhật Bản.”

    Nhưng đó lại chính là vấn đề.

    “Việc đóng cửa một công ty mà khiến một số người mất việc làm khác với việc sa thải cùng một lượng người đó và giữ 10 người ở lại. Bạn sẽ phải tự giải thích trước tòa vì sẽ có kiện tụng và đó là một trường hợp rất khó giải quyết với tư cách là một công ty.

    Nhưng nếu bạn đóng cửa toàn bộ công ty, loại bỏ mọi thứ bên trong công ty bao gồm nhân viên, văn phòng, tiền thuê nhà, thiết bị thì lại là một câu chuyện khác."

    [​IMG]


    Vì vậy, như Tiến sĩ Toto đã giải thích, do luật pháp Nhật Bản bảo vệ người lao động tốt hơn ở Mỹ, nhưng vẫn có lỗ hổng. Microsoft có lẽ cảm thấy quá phiền phức nếu chỉ sa thải một số người, nên đã đóng cửa luôn cả Tango Gameworks một cách “nhanh, gọn, lẹ”.

    Đó là một lỗ hổng khó tránh khỏi, vì không có bộ luật nào là hoàn hảo. Tuy nhiên, xét về mặt bằng chúng, người lao động tại Nhật Bản, ít nhất là trong ngành game, vẫn an toàn hơn nhiều so với người lao động ở các nước phương Tây. Chính hoạt động kinh doanh trò chơi nội địa lành mạnh ở quốc gia này là nguyên nhân khiến các nhà phát triển được trọng vọng và được làm ra những tựa game mà họ yêu thích. Và có lẽ đó cũng là lý do khiến họ liên tục tạo ra được những tựa game hay như Elden Ring, The Legend of Zelda: Breath of the Wild hay Final Fantasy 14…

    Dẫu thế nào, cũng thật đáng buồn cho Shinji Mikami và những người đồng nghiệp của anh. Hy vọng họ sẽ sớm tìm được bến đỗ mới và tiếp tục tạo ra được những sản phẩm chất lượng. Điều đó có lẽ không quá khó, nhưng lần này, chúc họ tìm được công việc tại những công ty chưa bán mình cho các ông lớn phương Tây.

    GameHub sẽ liên tục cập nhật những thông tin mới nhất của làng game Việt Nam và thế giới. Để không bỏ lỡ, người đọc có thể:​



Share This Page

Tin mới nhất