Thành công không thể chối cãi của Suicide Squad (P.1)

Ngô Hải Linh
  1. Bật mí những thành công trên nhiều khía cạnh của Biệt Đội Cảm Tử.

    Suicide Squad là một trong những mắt xích mà DC Comics xây dựng và phát triển “vũ trụ điện ảnh” của mình. Kể từ khi ra mắt đến nay Biệt đội cảm tử nhà DC vẫn nhận nhiều ý kiến bình luận trái chiều. Và lệ thường tình, những bộ phim anh hùng chuyển thể từ truyện tranh ít được đánh giá cao bởi những nhà phê bình nhưng lại được ý kiến hưởng ứng tích cực từ khán giả đại chúng.

    [​IMG]

    Suicide Squad cũng không là ngoại lệ. Trên trang Rotten Tomatoes, Suicide Squad chỉ nhận được 26% ý kiến phê bình tuy nhiên điểm khán giả bình chọn lại lên đến hơn 72%. Về điểm Cinemascore, Biệt đội cảm tử được xếp hạng B+, so sánh với 1 bộ phim anh hùng khác của DC là Batman vs Superman chỉ đứng ở mức B. Rõ ràng có thể thấy Suicide Squad tuy không hẳn là một bộ phim hoàn hảo (mà thật ra cũng chẳng có bộ phim nào hoàn hảo hoàn toàn cả) nhưng không phải là sản phẩm tệ và có những điểm sáng nhất định. Hãy cùng điểm danh một loạt điểm sáng thành công khó có thể chối cãi mà Biệt Đội Cảm Tử đã làm được.

    [​IMG]

    1. Giới thiệu nhân vật

    Trước khi phát hành, một trong những vấn đề lớn nhất của bộ phận marketing của Warner Bros là làm sao để tạo ra sự tò và thích thú với những nhân vật phản diện, thậm chí hẳn là một “biệt đội côn đồ” thay vì “biệt đội anh hùng” mà khán giả vốn quen trước nay. Trong đó, thành thật mà nói, những nhân vật của Suicide Squad có lẽ chỉ những fan ruột mới biết. Tất nhiên những nhân vât chính nhất như Harley Quinn hay Joker thì khá phổ thông nhưng những cái tên như Deadshot, Killer Croc hay Captain Boomerang thì có lẽ đa phần khán giả phải google thêm. Thật ra, không phải mình DC phải đối mặt với vấn đề tương tự, “gã khổng lồ” Marvel cũng từng phải nỗ lực giới thiệu nhân vật trong Guardians of the Galaxy.

    [​IMG]

    Đấy là vấn đề marketing còn khi ra rạp, các nhân vật cũng được giới thiệu thông qua các chi tiết trong phim. Điển hình là cảnh Amanda Waller giới thiệu dự án Biệt Đội Cảm Tử với đồng nghiệp, khán giả phần nào biết được những thông tin quan trong về những tay sừng sỏ của Biệt Đội Cảm Tử. Hay điển hình với Deadshot, vốn được định hình là tay súng “chưa bao giờ trượt” nhưng Suicide Squad còn khắc họa mảnh ghép khác của tay súng khét tiếng là hình ảnh cô con gái mà Deadshot yêu thương coi là tất cả thế giới.

    [​IMG]

    2. Những pha hành động giải trí

    Có nhiều ý kiến bất đồng/ trái chiều khi một số khán giả cảm thấy những pha hành động trong bộ phim chưa đến độ tuyệt đỉnh, nhưng dù không phải là fan cuồng của bộ phim đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ khó tìm được một ai cảm thấy ngán ngẩm trong suốt quá trình xem phim. Tất nhiên, tránh nhàm chán không hẳn là yếu tố thành công mà bộ phim cố gắng hướng đến, nhưng Suicide Squad lại có thể truyền tải những hình ảnh mạnh mẽ, dứt khoát cùng với những pha tấn công hành động hấp dẫn chứ không chỉ đơn thuần là phòng thủ.

    [​IMG]

    Dù ít “xuất đầu lộ diện”, những tên tội phạm mà Task Force X săn tìm trong phim cũng không gây ấn tượng mạnh, nhưng theo dõi cách mà Biệt Đội Cảm Tử hạ gục chúng theo nhiều kiểu bá đạo khác nhau quả thật khá phấn thích và vui bá cháy. Một trong những pha hành động kinh điển nhất phim có thể điểm mặt cảnh Deadshot một mình xử lý cả một ngay trước ánh mắt sững sờ của Rick Flag, hay như cách Harley sử dụng chiếc gậy bóng chày như một thứ vũ khí. Tuy ít đất diễn nhưng cặp đôi hình tượng cơ bắp của Suicide Squad, Katana và Killer Croc, có khá nhiều cơ hội để phô diễn kĩ nghệ với răng và kiếm.

    [​IMG]

    3. Kết nối với Vũ trụ DC

    Nếu có bất kỳ ý kiến phàn nàn nào về Vũ trụ DC thì chắc có lẽ là việc Warner Bross đã vội vã trong việc đẩy các nhân vật từ truyện tranh bước lên màn ảnh rộng. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng khi vũ trụ ấy của DC đã khởi tạo thì việc Suicide Squad ra mắt lúc này có thể nói là thời điểm thích hợp và đúng định vị trong tiến trình xây dựng loạt phim về Vũ trụ DC.

    [​IMG]

    Hơn thế nữa, Suicide Squad phát hành gần ngay sau Batman vs Superman là phù hợp với chi tiết ra đi của người hùng Man of Steel – sự kiện mà có lẽ cũng chính là một trong những yếu tố là cái cớ để hình thành Biệt Đội Cảm Tử. Lý giải cụ thể hơn, khi chính phủ không thể dựa mãi vào sức mạnh của Superman để bảo vệ trái đất trước những mối đe họa với loài người được nữa thì con người cần phải có một lực lượng bảo vệ của riêng mình và đó cũng chính là lý do mà Amanda Waller thành lập nên Task Force X.

    [​IMG]


    Thêm nữa, để Superman ra đi dẫn đến mở ra chuỗi nhân vật sau đó với sự logic và mạch phim liên kết hơn, cũng là một cách giải quyết vấn đề vốn từng xảy ra tương tự với loạt phim lẻ quanh Avengers của Marvel. Ví dụ, trong Captain America: The Winter Soldier, thì Iron Man ở đâu khi HYDRA chuẩn bị kích hoạt dự án Insight?

    Trong khi đó với Suicide Squad, khi vũ khí đe dọa con người được phát hiện thì với sức mạnh và ảnh hưởng của Superman thì vốn lẽ việc ngăn chặn điều đó sẽ dành cho anh hùng này rồi chứ hà cớ gì phải thành lập với biệt đội như vậy. Nhưng vấn đề là Superman đã không còn nữa và khán giả theo dõi loạt phim thì cũng đỡ thắc mắc liệu trong trường hợp mối nguy đó xảy ra thì Superman đang ở đâu thay vì là “Biệt đội anh hùng côn đồ” như vậy.

    [​IMG]

    (Còn nữa)



Share This Page

Tin mới nhất