Thị trường di động Việt Nam đang dần đi xuống?

Bomer
  1. Tính đến thời điểm hiện đại, thị trường thiết bị di động vẫn đang trong không khí đầy sôi nổi từ những nhà sản xuất khác nhau trên thế giới.

    Từ việc thay đổi ngôn ngữ thiết kế bên ngoài cho đến chất liệu gia công, thậm chí trang bị một cấu hình cực kỳ mạnh mẽ nhưng lại có giá bán chính thức chỉ ngang ngửa một chiếc smartphone thuộc phân khúc tầm trung.

    Người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận thấy được điều đó qua việc nhiều hãng sản xuất điện thoại lớn nhỏ khác nhau, thậm chí chưa hề nghe qua tên hãng đó bao giờ vẫn đang lần lượt tung ra các mẫu smartphone với xu hướng thiết kế đẹp, sang trọng, cấu hình mạnh mẽ nhưng giá cả lại phải chăng. Chính vì thế người dùng sẽ cảm thấy hoang mang trước nhiều sản phẩm thiết bị di động khác nhau để lựa chọn, dẫn đến thị trường bị phân mảnh rõ rệt.

    Vậy, những nhà sản xuất lớn phải làm gì để chuyển mình? Vâng, bạn có thể lấy một ví dụ như ứng dụng Apple Music trên hệ điều hành iOS giờ đây đã có thể sử dụng trên chiếc BlackBerry Priv đầu tiên chạy hệ điều hành Android, một sự hòa hợp giữa ba đối thủ với nhau trong một sản phẩm. Nếu là 1 vài năm trước đây thì có thể người dùng sẽ nghĩ việc này là hết sức kỳ quặc bởi các công ty này luôn là đối thủ của nhau. Tuy nhiên, các công ty nhận ra một điều này cần phải làm một điều gì đó lạ hơn, đổi mới hơn để có thể thu hút người dùng và tạo sự thành công trong tương lai.

    [​IMG]


    Sự hòa hợp trên không phải xuất phát từ tấm lòng tự nguyện, bởi hãng BlackBerry cũng nhận thấy rằng việc trang bị hệ điều hành Android trên chiếc Priv nhằm giải quyết những vấn đề trên hệ điều hành BlackBerry 10 như ứng dụng nghèo nàn, điều mà người dùng luôn thanh phiền cũng như dần quay lưng lại với BlackBerry.

    Trong khi đó, "gã khổng lồ" Microsoft tung ra gói ứng dụng văn phòng Microsoft Office Mobile cho hai hệ điều hành cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đó là Android và iOS bởi mảng di động của Microsoft bị người dùng "hắt hủi" và động thái này nhằm để người dùng không quay lưng lại với hãng. Ngay cả hãng Apple cũng vậy, logo trái táo cắn dở này luôn tiếng trong việc hạn chế sản xuất các phần mềm của riêng mình đem lên những hệ điều hành khác của đối thủ cũng như tương thích tốt với phần cứng bên trong iDevices một cách tốt nhất.

    Thế nhưng, Apple cũng bắt buộc phải tung ra phiên bản ứng dụng nghe nhạc Apple Music cho hệ điều hành Android nếu như không muốn ứng dụng Spotify vượt mặt về doanh thu. Công ty Google cũng là một trong số ít các “đại gia” di động cung cấp những nền tảng hệ điều hành của mình cho các hãng sản xuất điện thoại khác nhau, tuy nhiên hệ điều hành Android gốc của Google vẫn luôn có chỗ để đứng vững trên thị trường.

    [​IMG]


    Có thể thấy rằng, suy nghĩ cứng rắn và cổ hủ của những công ty lớn nhỏ hiện nay đã và đang dần thay đổi. Không còn giữ quan điểm thiết bị di động của mình phải có những cái “riêng” mà thay vào đó sẽ là bắt tay làm hòa với “kẻ thù” của mình để biến sản phẩm đó trở nên lạ lẫm hơn và hấp dẫn hơn từ phía người dùng. Ví dụ minh chứng rõ ràng nhất chính là sản phẩm smartphone Priv của BlackBerry, nếu như bạn không phải là một fan cuồng của logo dâu đen thì việc sử dụng hệ điều hành Android đã giúp smartphone của BlackBerry bước sang một “chân trời” mới.

    Người dùng có thể sử dụng các ứng dụng Android vô cùng phong phú như Instagram một cách dễ dàng, hay có thể sử dụng ứng dụng Apple Music của Apple khi mà dịch vụ âm nhạc này không được hỗ trợ trước đây. Ngoài ra, hãng Microsoft cũng tạo điều kiện để người dùng giờ đây có thể truy cập và sử dụng bất kỳ dịch vụ nào của hãng mà không nhất thiết phải sử dụng trên một chiếc máy tính chạy Windows hay một chiếc smartphone chạy hệ điều Windows Phone để sử dụng Word soạn thảo văn bản hoặc nhờ cô trợ lý ảo Cortana.

    [​IMG]


    Việc các nhà sản xuất lớn xem nhau như là đối thủ hiện nay có thể bắt tay hợp tác một cách lâu dài để cùng nhau tiến tới thì vẫn còn là một điều không tưởng. Apple vẫn sẽ muốn người dùng mua một chiếc iPhone để sử dụng hầu hết các ứng dụng di động của mình, BlackBerry sẽ vẫn duy trì quan điểm bảo vệ phần cứng một cách tốt nhất, cũng như Microsoft sẽ làm cho người dùng chú ý đến Windows và Windows Phone nhiều hơn.

    Vấn đề này cũng là điều đương nhiên, bởi doanh nghiệp nào cũng muốn hái được nhiều tiền nhất có thể bằng việc cung cấp các tính năng bên trong thiết bị từ phần cứng cho đến phần mềm mà người dùng không thể tìm thấy trên những sản phẩm đối thủ khác. Vậy còn bạn nghĩ sao về động thái này?

    Theo HDVietNam


Share This Page

Tin mới nhất