Tổng hợp rủi ro dễ gặp khi mua iPhone giá rẻ

Bomer
  1. Một chiếc iPhone 5S cũ được bán trên thị trường xách tay chỉ từ 6 đến 8 triệu đồng, trong khi nếu mua hàng chính hãng thì số tiền gấp đôi.

    Ngoài hàng chính hãng với giá niêm yết từ Apple, thị trường Việt Nam còn phổ biến loại hàng xách tay với giá bán rẻ hơn nhiều, trong đó, không ít là hàng "dựng" từng được tân trang.

    Tuy nhiên, iPhone giá rẻ chứa rất nhiều rủi ro, từ chất lượng sản phẩm, phụ kiện cho tới chính sách bảo hành sản phẩm trong quá trình sử dụng.

    Không được bảo hành từ Apple


    Quy định của Apple đối với một chiếc iPhone mới là bảo hành một đổi một trong vòng 12 tháng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chỉ có những mẫu được phân phối thông qua hai nhà mạng, FPT hoặc từ một đơn vị uỷ quyền chính thức của Apple mới được áp dụng chính sách trên.

    [​IMG]
    iPhone xách tay chỉ được nơi bán chịu trách nhiệm bảo hành kể cả còn thời hạn bảo hành của Apple trên hệ thống.


    Các dòng iPhone được phân phối chính hãng ở Việt Nam thường có ký tự đuôi của số Serial là VN/A. Thông tin này có thể xem ở mặt sau của hộp, bên trong mục Giới thiệu (About) phần Cài đặt (Settings). Ngoài ra, củ sạc kèm theo máy là dạng dài với chân tròn.

    Phụ kiện đi kèm không phải hàng "xịn", chất lượng không đảm bảo


    Chất lượng phụ kiện đi kèm với những chiếc iPhone "xách tay" giá rẻ không bằng những gì đi kèm trong một chiếc máy mới. Cáp, sạc, tai nghe thường do cửa hàng bỏ thêm vào. Có nơi, để tạo mức giá cạnh tranh sẽ bỏ tai nghe và cáp sạc ra ngoài để bán kèm, tuy nhiên, phần lớn thường là phụ kiện giả hoặc "hàng lô".

    Với cáp lightning kém chất lượng, sau một thời gian sử dụng hoặc khi nâng cấp hệ điều hành iOS mới, người dùng thường gặp phải tình trạng iPhone báo "phụ kiện không tương thích", thậm chí có thể không sạc pin được nữa.

    Vỏ máy không còn nguyên bản


    Phần lớn iPhone giá rẻ phổ biến trên thị trường là đời cũ, như iPhone 5, iPhone 5C hay iPhone 4S, iPhone 4. Để tăng độ hấp dẫn, các cửa hàng làm mới hình thức bên ngoài cho máy bằng cách thay mặt kính, khung viền. Bộ khung viền thép của iPhone 4 và 4S có giá chưa tới 300.000 đồng trong khi mặt kính phía sau có giá chỉ hơn 100.000 đồng, được bán phổ biến tại các cửa hàng linh kiện điện thoại.
    Ngay vỏ của những mẫu iPhone đời mới hơn như iPhone 5S hay 6 giờ mua cũng không khó.

    [​IMG]


    Những iPhone thay vỏ thường dễ bị trày xước, vỏ mềm và không đẹp, cứng cáp như bản gốc.

    Phiên bản khoá mạng



    iPhone khoá mạng là loại hàng được phân phối thông qua các nhà mạng tại nước ngoài nhưng đang phổ biến ở thị trường Việt Nam nhờ giá rẻ. Nếu dùng ở Việt Nam, người dùng buộc phải sử dụng với sim ghép hoặc mua mã mở khoá của các nhà mạng quốc tế.

    Sử dụng sim ghép khiến cho iPhone gặp phải một số lỗi vặt, như không dùng được lệnh USSD (để kiểm tra tài khoản), danh bạ và tin nhắn gặp lỗi với đầu số +84 (trên một số dòng máy Nhật).

    Những lỗi này có thể khắc phục bằng phần mềm thông qua việc "bẻ khoá" jailbreak iPhone nhưng lại không nhận được cập nhận iOS sớm từ Apple, không chủ động như máy quốc tế.

    Gặp phải hàng dựng, tân trang


    Hàng dựng là thuật ngữ để chỉ những mẫu iPhone đã qua sử dụng, thậm chí hỏng hóc nhưng được sửa chữa, thay thế linh kiện để có thể hoạt động và có hình thức bên ngoài đẹp, mới mẻ hơn. iPhone dựng cũng có nhiều loại: chỉ thay những chi tiết nhỏ như microphone, loa, màn hình, phím Home; cao hơn là đổi chip bên trong, biến máy khoá mạng thành hàng quốc tế...

    Với việc can thiệp sâu, chất lượng sử dụng của những mẫu này dễ trục trặc, như pin kém, màn hình cảm ứng không nhạy hay cảm biến vân tay, phím Home chập chờn.

    Theo VnReview


Share This Page

Tin mới nhất