[Truyện 18+] World War Z Kỳ 26: Đại dịch lan tràn đại dương

Hard
  1. GameHub.vn - Nội dung sau chứa đựng tình tiết bạo lực và kinh dị, có thể gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý bạn đọc vì thế hãy cân nhắc trước khi xem.

    Gavin Blaire lái một trong những khinh khí cầu D-17, nòng cốt của lực lượng Tuần tra dân sự Hoa Kỳ. Đây là một nhiệm vụ hoàn toàn phù hợp với anh. Nhưng khi còn là một người dân bình thường, anh vẫn lái chiếc Fujifilm.

    Trải dài tới đường chân trời là những chiếc sedan, xe tải, xe buýt, RV.. hay bất cứ thứ gì đi kèm vô-lăng. Tôi thấy những chiếc xe công nông, những chiếc trộn bê tông. Thậm chí còn thấy cả một chiếc xe sàn với không gì ngoài tấm biển quảng cáo "câu lạc bộ quý ông". Trên mình nó là biết bao con người. Họ trèo lên tất thảy mọi thứ, trên nóc xe, trên giá để hành lý. Nó khiến tôi liên tưởng tới hình ảnh những con tàu cũ của Ấn Độ, nơi lũ lượt dân chúng quá giang như một đàn khỉ hoang.

    Đủ những thứ đồ bỏ vứt bừa bãy dọc dường, va-li, vỏ hộp hay thậm chí những đồ dùng đắt giá. Tôi còn thấy một chiếc piano cỡ lớn vỡ tan tành, trông như bị ném khỏi một chiếc xe tải nào đó. Rồi còn những phương tiện bị bỏ lại, số bị đẩy sang mạn đường, số mất đồ, số chỉ còn cái khung cháy rụi. Tôi thấy mọi người chạy bộ, ngang qua đồng cỏ hay dọc đường cao tốc. Số đập cửa kính xe, số kéo theo đủ thứ đồ lỉnh kỉnh. Vài người phụ nữ để lộ cơ thể như muốn bán thân, chắc để đổi xăng xe. Họ không thể đang tìm người quá giang, vì họ bước đi còn nhanh hơn cả đàn xe tắc nghẽn. Mọi thứ thật khó hiểu..

    [​IMG]

    Những sinh vật khát máu bủa vây, tràn ngập những khoảng trống giữa các làn xe. Vài chiếc ô-tô ở rìa ngoài cố bẻ lái ra khỏi khỏi con đường để rồi kẹt lại trong lớp bùn đất và chắn ngang lối thoát làn trong. Chẳng ai có thể mở cửa vì xe cộ đứng sát chân. Số dị vật với tới những cửa kính để mở, kéo giật con người ta ra ngoài hay cố lôi họ vào trong. Vô số tài xế bị kẹt lại. Cửa xe họ đóng kín, dường như đã khóa trái hoàn toàn. Lớp kính nâng lên, khép chặt, những tấm kính cường lực phòng tai nạn. Nay kẻ đã chết không thể lao vào, nhưng người sống cũng chẳng thể thoát ra.

    Tôi thấy có người bắn vỡ lớp kính trước, thổi bay sự bảo vệ duy nhất trong tay. Ngu ngốc. Họ có thể nhặt nhạnh thêm vài giờ hít thở hơi sống, hay biết đâu là một cơ hội tháo thân nhỏ nhoi. Nhưng có khi lối thoát chỉ là một điều xa xỉ, có khi tất thảy chỉ là một cái kết nhanh chân đến trước.

    Đằng kia là một chiếc xe thùng chở ngựa, lắc lư qua lại đến độ điên rồ. Đàn xác sống cứ thế lầm lũi tiến lên, tàn sát, ăn sống mọi thứ suốt dọc con đường, và những con người kia vẫn cứ ra sức chạy. Đó là thứ ám ảnh nhất trong tâm trí tôi, vì họ đi mà chẳng hề có đích đến. Con đường thuộc xa lộ liên tiểu bang 80, một phần của tuyến cao tốc chen chân giữa Lincoln và North Platte. Cả hai thành phố đều nhiễm dịch nặng nề, chung số phận với những thị trấn nhỏ bên cạnh. Những con người đó, họ nghĩ mình đang làm gì? Liệu có ai dẫn lối, chỉ bước họ? Dòng xe kéo dài trước mắt và họ cứ thế đi theo mà chẳng lấy nửa lời hỏi han? Cảnh tượng ấy hiển hiện trong tâm trí tôi, xe kẹt xe, tiếng trẻ khóc, tiếng chó sủa. Họ biết cái chết đang lê lết vài dặm sau lưng, họ hy vọng, cầu nguyện ai đó phía trước biết điểm đến.

    [​IMG]

    Anh đã từng nghe chuyện một nhà báo Mỹ làm thí nghiệm tại Moskva năm 70? Anh ta chỉ dừng lại trước một căn nhà tầm thường, một cánh cửa ngẫu nhiên. Sớm thôi khi có người bắt đầu dừng lại sau lưng, và rồi thêm một người khác và một người khác.. cho tới khi một cả dòng người kéo dài tới tận cuối con đường. Chẳng ai thắc mắc lý do dừng lại, họ chỉ tự nhủ làm vậy sẽ có thứ gì đó đáng giá. Tôi chẳng thể kiểm chứng nó là sự thật. Một truyền thuyết nơi thị thành? Một bí ẩn của chiến tranh lạnh? Chẳng ai biết.


    Alang, Ấn Độ.

    Tôi đứng cạnh bên Ajay Shah trên bãi biển, nhìn về tàn dư mục nát từng là những con tàu hết đỗi tự hào. Vì chính phủ không điều động vốn tháo dỡ và vì thời gian cũng như điều kiện khiến sắt thép chỉ xếp sau thứ bỏ đi, nên chúng vẫn lặng im tưởng niệm một cuộc tàn sát bãi biển này từng chứng kiến.

    Họ nói với những gì xảy ra tại đây chẳng phải chuyện lạ, vì trên toàn thế giới nơi đại dương chạm mặt đất liền, con người ta ra sức đặt chân lên bất cứ thứ gì trôi nổi nhằm bám víu cơ hội sống sót ngoài khơi. Tôi chưa từng biết tới Alang, cho dù cả đời sống gần Bhavnagar. Tôi từng là một gã quản lý văn phòng, kẻ bốc mùi tri thức từ cái ngày bước khỏi trường đại học. Việc duy nhất tôi phải động tay là gõ bàn phím và chẳng phải tốn thêm công sức kể từ khi công nghệ nhận diện giọng nói ra đời. Tôi biết Alang là một bến tàu, lý cho cho việc tôi hướng đến nó đầu tiên.

    [​IMG]

    Tôi chờ đợi trước mắt hiện ra một khối kiến trúc khổng lồ, bủa vây bằng những cầu tàu cao lớn vươn tới những bên bờ an toàn. Chỉ có điều mọi thứ hoàn toàn ở hướng đối nghịch. Alang không sản xuất tàu, nó xử tử chúng. Trước thời chiến, nó là một trong những bãi phá hủy hàng nhất thế giới. Tàu từ cả nước được mua bởi những công ty phế hiệu Ấn Độ, chuyên chở tới đây để rồi bị bóc lớp, cắt gọt, tách rời cho tới khi thành những mảnh kim loại vô dạng. Những con tàu tôi thấy không phải những kỳ quan chở khách đầy khoang, những cỗ máy hoạt động trơn tru ổn định, mà thay vào đó là những cái xác trần chờ chết.


Share This Page

Tin mới nhất