Valve – Công ty mẹ của Steam có bao nhiêu nhân viên?

Phiêu Vũ
  1. Vào năm 2021, doanh thu trung bình của Steam đạt mức 3,5 triệu USD/nhân viên, cao gấp 9 lần Microsoft.

    Khi mà Microsoft, Sony đều có quy mô nhân sự lên đến hàng vạn người trở thành tiêu chuẩn của các công ty Internet, thì Valve – với chỉ hơn 300 nhân viên – lại tạo ra một “mật mã tài chính” khiến cả ngành công nghiệp phải kinh ngạc! Một tài liệu kiện tụng bị rò rỉ gần đây cho thấy, vào năm 2021, công ty game khổng lồ sở hữu SteamCS2 này đã đạt mức doanh thu trung bình 3,5 triệu USD (~ 89 tỷ VNĐ)/nhân viên. Con số này gấp 4,5 lần của Apple, và 9 lần của Microsoft! Ai mà ngờ rằng một “nhóm nhỏ” ẩn mình trong một tòa nhà văn phòng ở Seattle lại là “đại gia” có thể làm rung chuyển thị trường game toàn cầu?

    [​IMG]


    Năm 2009, Steam vẫn chỉ là một nền tảng thu về khoảng 100 triệu USD (~ 2.540 tỷ VNĐ) mỗi năm từ phí hoa hồng. Không ai ngờ rằng chỉ 12 năm sau, con số đó đã tăng vọt lên 2 tỷ USD (~ 50.800 tỷ VNĐ). Bí quyết tạo nên bước nhảy vọt tài chính này có lẽ nằm ở cơ cấu tổ chức “tối giản đến cực đoan” của Valve: năm 2021, toàn công ty chỉ có 336 nhân viên, trong đó đội ngũ phục vụ trực tiếp cho Steam chỉ có 79 người. Nếu tính theo 1,2 tỷ USD (~ 30.500 tỷ VNĐ) lợi nhuận thuần, thì chỉ riêng bộ phận Steam đã tạo ra giá trị trung bình 15 triệu USD (~ 381 tỷ VNĐ)/người/năm, tương đương mỗi nhân viên mỗi ngày “kiếm” về cho công ty 41.000 USD (~ 1 tỷ VNĐ). Hiệu suất này được xem là kinh hoàng ngay cả trong ngành công nghệ – nơi mà Apple có mức trung bình 770.000 USD (~ 19,5 tỷ VNĐ)/người/năm và Microsoft chỉ 390.000 USD (~ 9,9 tỷ VNĐ).

    [​IMG]


    Bí mật lợi nhuận của Valve nằm ở mô hình kép: một mặt, chính sách chia hoa hồng của Steam vận hành như một “máy in tiền số”, với mức 20% phí nền tảng thu về từ hàng chục triệu game thủ toàn cầu; mặt khác, các tựa game tự phát triển như CS2, Dota 2 đem lại doanh thu khép kín nhờ hệ sinh thái giao dịch vật phẩm và kinh tế thể thao điện tử. Điều quan trọng hơn: là công ty tư nhân, Valve không cần báo cáo tăng trưởng với cổ đông. Nhờ vậy, toàn bộ 336 nhân viên có thể dồn toàn lực vào những gì cốt lõi, mà không phải gánh bộ máy hành chính đồ sộ như những tập đoàn nghìn người khác.

    [​IMG]


    Trong thời đại các công ty game đổ xô theo đuổi sự “toàn diện và đồ sộ”, Valve đã dùng sự tinh gọn đến cực hạn để chứng minh: giá trị của một công ty công nghệ không phụ thuộc vào số lượng nhân viên. Trong số 336 người, có những nhà phát triển kỳ cựu từng làm nên Half-Life, cũng có những “người hùng thầm lặng” chuyên lo bảo trì máy chủ. Nhưng ai nấy đều đang trực tiếp “bẩy đòn bẩy lợi nhuận”. Chẳng hạn: chỉ với 79 người phụ trách, Valve đã duy trì được nền tảng phân phối game số lớn nhất thế giới – Steam – và khiến những đối thủ có hàng nghìn người phải “đỏ mặt” vì hiệu suất hoạt động.

    [​IMG]


    Khi Meta cần đến 100.000 nhân viên để xây dựng giá trị thị trường hàng trăm tỷ USD, khi Microsoft liên tục sa thải hàng nghìn người để tinh gọn chi phí, thì Valve với chỉ hơn 300 con người vẫn đang viết nên một huyền thoại kinh doanh khác. Từ đế chế hoa hồng Steam đến bản đồ eSports của CS2, đội ngũ “nhỏ mà có võ” này đã chứng minh: đôi khi, hàng trăm bộ óc đỉnh cao thôi cũng đủ tạo ra nguồn năng lượng tài chính có thể làm rung chuyển toàn bộ ngành.

    [​IMG]


    Dĩ nhiên, đã 4 năm trôi qua, hiện tại số nhân viên của Valve chắc chắn không chỉ còn 336 người, nhưng so với những “ông lớn” ngành game mà ai cũng biết, lực lượng của Valve vẫn nằm ở mức tinh gọn. Cộng thêm việc số lượng game trên Steam ngày càng nhiều, giá trị mà mỗi nhân viên tạo ra ngày nay chỉ có thể cao hơn chứ không thấp đi, xứng đáng để các đối thủ nghiên cứu và học hỏi.​



Share This Page

Tin mới nhất