Vụ kiện Dota Truyền Kỳ - Tòa án không chắc Dota 2 có của...Valve hay không

Hard
  1. Thông tin mới đây về cuộc chiến pháp lý giữa Valve, uCool và Lilith Games, dường như vẫn chưa đi đến hồi kết. Thậm chí còn xuất hiện tình tiết bất ngờ hơn.

    Câu chuyện bắt đầy từ khoảng 2 năm trước khi uCoolLilith Games tung ra hai đầu game là Hero ChargeDota Legends - hay còn được biết đến ở Việt Nam qua cái tên Dota Truyền Kỳ. Với phong cách thiết kế nhân vật và bối cảnh giống hệt Dota 2, hai hãng game Trung Quốc đã lần lượt bị BlizzardValve đưa vào mục tiêu với vụ kiện khét tiếng làng game. Những tưởng sự vụ đã được giải quyết thì mới đây một tình tiết mới lại nổi lên khiến ngay cả bản thân một fan hâm mộ của Dota 2 cũng cảm thấy hết sức bất ngờ.

    [​IMG]


    Theo đó theo lập luận của hãng game Trung Quốc uCool thì chính bản thân Valve không hề sở hữu nội dung gốc của game nên việc khẳng định quyền sở hữu của họ với Dota 2 là hoàn toàn vô lý. Trên thực tế phản bác của uCool bắt nguồn từ một sự việc khét tiếng hơn nhiều giữa Blizzard và Valve.

    [​IMG]


    Dota khởi nguồn là một bản đồ mod cho WarCraft 3 được tạo ra bởi game thủ Eul. Bản mod này nhanh chóng được mở rộng thành Dota Allstars bởi những thành viên cốt cán là Meian, Ragn0r, Guinsoo, Neichus và cuối cùng là Ice Frog - người có thời gian gắn bó lâu dài nhất. Tuy nhiên ngay sau đó Blizzard và Valve lâm vào cuộc tranh chấp bản quyền khi Dota 2 được phát triển với Ice Frog là thiết kế trưởng, cho dù được giải quyết ổn thỏa sau đó. Nhưng điều đáng nói lại nằm ở một post được đăng tải bởi Eul - người đầu tiên tạo nên Dota, trên diễn đàn WarCraft 3 vào năm 2004.

    [​IMG]


    Chính vì yếu tố này mà Thẩm phán Charles Breyer - người đang đảm đương vụ kiện, đưa ra những vấn đề nảy sinh từ dấu hỏi trên, điển hình nhất là ai mới thực sự là bên giữ bản quyền của Dota và từ đó là Dota 2? Nếu là Eul, thì liệu anh có quyền cho phép người khác phát triển phiên bản Dota của riêng mình hay không, vì thỏa thuận cấp phép cho người dùng cuối (EULA) của Blizzard ngay từ đầu đã không cho phép điều này. Mặt khác, năm 2009, Valve nói mình chính thức sở hữu quyền sử dụng nội dung của Dota nhưng ông Charles Breyer đặt dấu hỏi là liệu Valve có ở đúng vị trí để mua lại nó hay không, vì rõ ràng EULA không cho phép việc sử dụng nội dung vào việc kinh doanh.

    [​IMG]


    Tựu chung, tòa án sẽ là phía đưa ra phán quyết cuối cùng cho việc Valve có thực sự sở hữu bản quyền của Dota và từ đó là Dota 2 hay không, cũng như xét đến việc uCool và Lilith Games đưa nội dung của Dota vào sản phẩm của mình có phải là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mọi thông tin sẽ được GameHub cập nhật cho bạn đọc trong thời gian sớm nhất.

    Có thể bạn chưa biết: Mặc dù từng đụng độ nhau trong quá khứ nhưng Blizzard và Valve đã quyết định bắt tay trong vụ kiện uCool và Lilith Games. Trong quá khứ khi hai tên tuổi này bước vào cuộc chiến phòng xử án, Eul - cha đẻ của Dota, là người đứng về phía Valve.



Share This Page

Tin mới nhất