Woke và Game - Từ đâu mà phong trào phản đối Woke lên mãnh liệt đến vậy?

Nguyễn Thu Trang
  1. Nguyên nhân cho sự phản đối này bắt nguồn từ chính việc lạm dụng, nhồi nhét, và chèn ép một cách vô tội vạ những chủ đề liên quan đến Woke vào các sản phẩm giải trí.

    Woke cho những ai chưa hiểu, là từ ngữ dùng để chỉ “sự thức tỉnh” với những vấn đề liên quan đến nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính hay phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT+, cùng nhiều vấn đề chính trị và xã hội khác. Trên thực tế, khái niệm này đã tồn tại từ thế kỷ 19 nhưng chỉ cho đến vài năm gần đây nó mới bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, không may là lại trong những bối cảnh gây tranh cãi. Việc liên hệ với những cuộc luận chiến trên mạng xã hội, những clip phê phán trên Youtube hay những sản phẩm bị tẩy chay, hoàn toàn không bắt nguồn từ bản chất của Woke. Thay vào đó, nó châm ngòi từ chính việc lạm dụng, nhồi nhét, và chèn ép một cách vô tội vạ những chủ đề liên quan đến Woke vào các sản phẩm giải trí, mang tính chất “ăn theo” và “bám víu” để kiếm tiền hay phô trương danh tiếng, hơn là ủng hộ việc đấu tranh trước những vấn nạn ngoài kia.

    Cũng chính vì sự lạm dụng này mà Woke vô tình trở thành một công cụ liên đới cho những nhà làm phim hay nhà phát triển game, thậm chí đến bây giờ còn là cả những nhà làm thể thao, đạt mục đích riêng cho mình. Cũng chính vì bản chất của việc đưa Woke vào sản phẩm của mình không đến từ cái tâm, nên việc chèn ép và lồng ghép một cách lố lăng, phản cảm và đứt mạch ý nghĩa của sản phẩm, mà nó vô tình trở thành từ ngữ bị réo tên lên vô số lần.

    [​IMG]


    Đỉnh điểm nhất việc đưa Woke một cách méo mó vào game hẳn là Assassin’s Creed Shadows. Từ việc vặn vẹo hình tượng lịch sử Yasuke để đưa Woke vào game, cho đến những chiêu trò PR quá lố, người đứng sau tựa game là Ubisoft đang vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ hơn bao giờ hết trên mạng Internet. Thậm chí tựa game còn đang trở thành tâm điểm điều tra của cơ quan lập pháp Nhật Bản khi nhận được quá nhiều kiến nghị của người dân trong nước. Một số nghi vấn đặt ra là sản phẩm này đang đóng vai trò như một cuộc xâm lược về mặt văn hóa đối với xư sở Mặt Trời Mọc.

    Ubisoft có lẽ chưa đủ làm gương nên một đồng đạo khác của hãng game này đến từ Mỹ là Warner Bros cũng “học đòi” khi tiếp tục tô đen cho một tựa game vốn nhuốm màu u ám. Không ai khác chính là Suicide Squad: Kill The Justice League. Phiên bản kém duyên của việc đưa chủ đề Woke này chính là việc biến Mr. Freeze, một ác nhân nổi tiếng của Batman, trở thành phiên bản nữ. Chưa hết, nhân vật này còn được đổi luôn về chủng tộc, biến tất cả trở thành một pha quay xe trên trời rơi xuống, không biết từ đâu và dựa trên cơ sở nào của hãng game.

    Phim ảnh, trùng hợp thay, cũng nằm dưới tay nhà Warner Bros, đều được hô hào vẫy cờ đi theo phong trào “dựa hơi” này. House of Dragons, series tiền truyện của Game of Thrones, vừa xuất hiện cảnh nhân vật Rhaenyra và Mysaria hôn nhau. Ngay lập tức, tập phim xuất hiện cảnh này vị “ném bom review” trên IMDB với hơn 9000 lượt vote 1 sao. Sau khi thông tin được xác nhận là cảnh hôn nhau không hề có trong kịch bản, ngay lập tức fan hâm mộ dấy lên làn sóng phản đối khi vì việc nhồi nhét chủ đề Woke một cách vô tội vạ vào nguyên tác.

    [​IMG]


    Tất cả những vấn đề ấy chỉ ra vấn đề cốt lõi không phải là Woke mà là những người làm game và phim, cũng như chất lượng của chính tựa game và bộ phim đó. Những sản phẩm mang hơi hướm ủng hộ việc chống lại các vấn nạn xã hội từ xưa đến nay chưa bao giờ là hiếm, nhưng việc lồng ghép đúng cách, đúng bản chất và đúng bối cảnh, luôn luôn được coi trọng. Những tác phẩm đứng lên lật tẩy nạn phân biệt chủng tộc và tôn vinh mối quan hệ vượt qua giới tính, luôn luôn có, và nó vẫn phát triển xuyên suốt hàng chục năm qua. Người ta vẫn đón xem và chào mừng vì sự đột phá và góc nhìn tân thời của chúng. Nhưng tại sao cho đến bây giờ khi vẫn có những sản phẩm lồng ghép cùng chủ đề đó, mà lại vấp phải làn sóng phản đối dữ dội đến vậy?

    Câu trả lời là chỉ ở thời điểm bây giờ, khi mà những nhà làm game và làm phim coi chủ đề Woke trở thành một công cụ PR, thì nó mới bị bóp méo và vặn vẹo, để rồi vô tình xuất hiện mỗi khi có cuộc khẩu chiến trên mạng diễn ra. Và câu trả lời cốt lõi ở đây là, không phải thứ được đặt ra ở mặt tiền, ở đây chính là Woke, đang gây ra vấn đề. Mà những kẻ cầm tấm biển ấy trưng ra, mới chính là nguồn cơn và ung nhọt ngày nay.

    Hãy chỉ ngón tay về những kẻ lợi dụng và làm xấu hình ảnh của cộng đồng, và dù cộng đồng ấy có những quan điểm khác nhau, nhưng chí ít hãy định tội cho kẻ có tội, hãy phán xử những kẻ đáng bị phán xử. Chỉ có làm thế, thì vấn đề mới thật sự được giải quyết.​


    Để tham gia bàn luận các thông tin về game cũng như giao lưu với cộng đồng, bạn đọc có thể:



Share This Page

Tin mới nhất