Ỷ Thiên Đồ Long Ký – Những bí mật mà chắc chắn bạn không biết

Phiêu Vũ
  1. Giáo chủ minh giáo là gay, Diệt Tuyệt sư thái từng có người yêu, Trương Vô Kỵ vốn rất giảo hoạt…đây là những chi tiết đã bị Kim Dung thay đổi sau nhiều lần chỉnh sửa tác phẩm.


    Ỷ Thiên Đồ Long Ký, bộ cuối cùng trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc của Kim Dung, vốn là một tác phẩm đã quá quen thuộc đối với bất kỳ fan kiếm hiệp nào. Tuy nhiên, dám chắc rằng trong số lượng đông đảo những người yêu mến bộ sách này, có rất ít người biết đến các bí mật dưới đây.

    Giáo chủ Minh Giáo từng là “nhân yêu” (gay)
    Dương Đỉnh Thiên, giáo chủ Minh Giáo, một nhân vật được cho là đỉnh thiên lập địa, bá đạo đương thời, nhưng hiếm ai biết lại là một “nhân yêu” (cách gọi của cư dân mạng Trung Quốc với những người thuộc giới tính thứ 3, hoặc đơn giản là nam chơi nhân vật nữ trong game). Không những thế, người mà Dương Đỉnh Thiên yêu lại là Thành Côn, sư phụ của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn.

    Trong phiên bản đầu tiên của Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Dương Đỉnh Thiên và Thành Côn vốn là sư huynh đệ. Dương Đỉnh Thiên yêu thầm Thành Côn nhiều năm, nhưng Thành Côn lại đem lòng yêu sư muội của cả hai. Đau khổ (cay cú) vì tình, Dương Đỉnh Thiên cực đoan đi đến quyết định, “ta không chiếm được người mình yêu, thì ngươi cũng đừng hòng đạt thành mong muốn”. Và thế là, Dương Đỉnh Thiên cưới chính người sư muội ấy…

    [​IMG]
    Dương Đỉnh Thiên từng bị trêu là "thánh mọc sừng", nhưng ít ai biết được "quá khứ huy hoàng" của vị giáo chủ này

    Vẫn chưa hết, sau khi bị Thành Côn hại cho tẩu hỏa nhập ma, Dương Đỉnh Thiên còn để lại một câu “kinh thiên động địa” trong di thư, cụ thể như sau: “Ta dùng công lực còn dư lại, đóng sập cửa đá, cùng Thành Côn chung sống. Vĩnh viễn sánh cùng thiên địa, mãi không chia lìa”…

    Những chi tiết này về sau đã được Kim Dung sửa lại, Dương Đỉnh Thiên không còn là “nhân yêu”, tuy nhiên, nếu như bạn đọc tinh ý, thì hẳn đã nhận ra sự quen thuộc này. Giáo chủ Minh Giáo, người đời gọi là Ma Giáo, nhân yêu…Đúng vậy, Dương Đỉnh Thiên chính là hình mẫu ban đầu của Đông Phương Bất Bại. Kim Dung đã “di hoa tiếp mộc” một cách hoàn mỹ hình tượng bị mình chỉnh sửa của Dương Đỉnh Thiên vào một tác phẩm sau này của ông là Tiếu Ngạo Giang Hồ.

    [​IMG]
    Hình tượng được "tẩy trắng" của Đông Phương Bất Bại trong tác phẩm truyền hình mới

    Trên thực tế, bản đầu tiên của Ỷ Thiên Đồ Long Ký và Tiếu Ngạo Giang Hồ còn một tình tiết khác liên hệ với nhau. Trong bản cũ, Minh Giáo được Trương Vô Kỵ truyền Dương Tiêu, còn mình thì đi làm chưởng môn của Nga Mi phái. Một người đàn ông làm chưởng môn của một môn phái toàn nữ, đây chẳng phải là con đường mà Lệnh Hồ Xung về sau sẽ đi trong Tiếu Ngạo Giang Hồ hay sao.

    Tình sử của Diệt Tuyệt sư thái
    Diệt Tuyệt sư thái, hình mẫu thường xuyên bị những đứa học trò nghịch ngợm gán ghép cho những cô giáo lớn tuổi khó tính chưa chồng, kỳ thực không hề “khô khan” như bạn nghĩ. Trên thực tế, trong giai đoạn đầu của tác phẩm khi được đăng dài kỳ trên báo, vị sư thái này từng có 2 đời bạn trai. Đúng vậy, 2 đời.

    [​IMG]


    Hai người này, một người là Cô Hồng Tôn Giả, vốn là nguyên nhân dẫn đến mối hận của Diệt Tuyệt với Dương Tiêu (bị Dương Tả Sứ giết). Trong bản chỉnh sửa về sau, nhân vật này vẫn xuất hiện, nhưng bị xóa đi những chi tiết liên quan đến tình yêu, chỉ còn là đồng môn. Người thứ hai là Phương Bình, vốn bị Tạ Tốn giết chết, về sau được sửa thành anh trai ruột của Diệt Tuyệt sư thái khi còn chưa quy y. Lại nói, lúc Phương Bình bị giết, Diệt Tuyệt sư thái vốn đã quy y, nhưng vẫn “hướng gian giận dữ vì…tình cũ”, sai đệ tử xuống núi tìm tung tích của Tạ Tốn để báo thù.

    Trương Vô Kỵ từng rất thông minh và giảo hoạt
    Trong giai đoạn đầu của tác phẩm (đăng từng chương một trên Minh Báo), Trương Vô Kỵ từng được mô tả là thông minh hơn người, lại vô cùng giảo hoạt. Sự thông minh này được thể hiện từ khi còn nhỏ, thậm chí có thể đoán được đôi mắt của nghĩa phụ Tạ Tốn là do mẹ mình làm mù. Sau, để khiến Trương Vô Kỵ “ngốc hơn”, tác giả Kim Dung đã xóa đoạn này đi.

    [​IMG]
    Nếu Trương Vô Kỵ vẫn còn thông minh như "hồi bé", hẳn sẽ không dễ bị Triệu Mẫn dắt mũi đến thế

    Ngoài chi tiết trên, trong bản nguyên gốc còn rất nhiều các chi tiết khác thể hiện sự thông minh và giảo hoạt của Trương Vô Kỵ, ví dụ như đoán ra chiêu “khổ nhục kế” của Thành Côn, lừa người khác tự điểm huyệt đạo của mình… Về sau, tất cả các chi tiết này đều bị cắt giảm, hoặc gán ghép cho người khác.

    Trên thực tế, nguyên nhân của sự thay đổi này vốn rất đau lòng. Vào giai đoạn Kim Dung viết Ỷ Thiên Đồ Long Ký, người con trai cả của ông du học tại Mỹ bất ngờ tự sát. Bi kịch này khiến Kim Dung bị ảnh hưởng trầm trọng, và quyết định tìm đến Phật học để tìm nơi thanh thản cho tâm hồn. Sau đó, thay vì viết một nhân vật thông minh giảo hoạt, ông quyết định viết một nhân vật nhân hậu và có thể nỗ lực hết mình để làm mà điều bản thân cho là đúng.

    [​IMG]


    Kỳ thực, hình mẫu giảo hoạt và thông minh của Trương Vô Kỵ cũng không hoàn toàn biến mất. Kim Dung vẫn giữ nguyên ý định viết về một nhân vật như vậy sau khi đã hoàn thành sự thay đổi với Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Bạn đọc có đoán ra đó là nhân vật nào không? Xin thưa, chính là Vi Tiểu Bảo Vi Tước Gia của Lộc Đỉnh Ký. Hiển nhiên, không chỉ sáng tác, mà khả năng “di hoa tiếp mộc” của Kim Dung cũng đã đạt tới mức thượng thừa.





Share This Page

Tin mới nhất